Trang chủ Đời sống Canh giá đem hết vàng đi bán, giờ cầm 1,4 tỷ không biết làm gì

Canh giá đem hết vàng đi bán, giờ cầm 1,4 tỷ không biết làm gì

bởi Admin
0 Lượt xem

Mua vàng tích sản, đến khi có việc lớn thì bán vàng lấy tiền lo liệu là điều mà không ít người vẫn thường áp dụng. Điều này thì đương nhiên là không sai, cũng không có gì đáng bàn cãi.

Tuy nhiên, không phải lúc nào quyết định bán vàng lấy tiền cũng là một lựa chọn đúng đắn, thông minh. Mới đây, trong một cộng đồng bàn chuyện đầu tư, một cô gái cũng trải lòng về việc mang hết vàng bán… để rồi thành ra hoang mang.

Bán hết vàng vì thấy giá tăng, giờ cầm tiền mặt đâm ra sốt ruột

Trong bài tâm sự của mình, cô cho biết trước đây cô có mua được một số lượng vàng. Trong đợt giá vàng tăng vọt lên 120 triệu đồng/lượng, cô đã mang hết vàng đi bán dù bản thân cũng không có dự định gì cần dùng đến tiền. Hiện tại, cô có là 1,4 tỷ đồng tiền mặt bao gồm tiền bán vàng và tiền tiết kiệm.

Ảnh minh họa

“Trước đây em có tích sản vàng nhưng vừa rồi vàng lên cao nên em mang đi bán hết. Giờ cầm tiền mặt đâm ra sốt ruột. 1,4 tỷ đồng không biết làm gì cho sinh lời. Em cũng tính mua mảnh đất tầm 1 tỷ ở Sóc Sơn (Hà Nội) rồi cứ để đó, nhưng cũng lấn cấn vì không có kiến thức về quy hoạch đất đai, cũng chưa đầu tư BĐS bao giờ. Mong anh chị cho em xin ý kiến, xem nên làm gì ở thời điểm này ạ? Hay là em lại đi mua vàng lại…”.

Trong phần bình luận của bài đăng, phần lớn mọi người đều ra sức can ngăn, khuyên cô không nên nóng vội trong việc mua đất ở thời điểm này vì nếu không có kiến thức lẫn kinh nghiệm, thì đầu tư BĐS là khá rủi ro, vì thị trường này cần vốn lớn. Ngoài ra, tất cả đều đồng lòng thắc mắc: Sao không có việc gì cần tiền mà lại bán hết vàng đi để lấy tiền mặt?

“Có tiền để mua vàng, xong không có việc mà lại mang hết vàng đi bán để lấy tiền mặt thì dại quá, nó bị ngược đời ấy. Hơn tỷ bạc thì mua đất cũng được nhưng phải có kiến thức, chứ không cũng dễ mua phải mảnh đất không có tiềm năng sinh lời lắm. Tốt nhất nên chia nhỏ 1,4 tỷ ấy ra. Một phần dự phòng, một phần mua vàng, một phần mua đất nhưng nhớ tìm hiểu kỹ nhé. Với rút kinh nghiệm, mua vàng thì đừng có bán nếu không có việc lớn” – Một người phân tích và đưa ra lời khuyên.

“Mua đất phải kiểm tra kỹ quy hoạch với pháp lý, không thì rủi lo lắm, tính thanh khoản cũng không cao, nên không có kinh nghiệm lẫn kiến thức, không có ai đủ hiểu biết để nhờ vả thì đừng mua đất” – Một người chia sẻ.

“Đầu tư vào lĩnh vực nào, phân bổ danh mục ra sao thì còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, kiến thức lẫn mục tiêu của bạn nữa. Chứ cứ nói khơi khơi đang có 1,4 tỷ đồng làm sao cho sinh lời thì khó khuyên lắm. Tốt nhất nếu không có kiến thức thì chỉ nên gửi tiết kiệm, và mua vàng. Trích ra một khoản để phòng thân nữa” – Một người bày tỏ.

Tại sao không nên bán hết vàng nếu không có việc thực sự cấp thiết?

Ngoài việc là “hầm trú ẩn” mỗi khi nền kinh tế có biến động, vàng còn một ưu điểm khác nữa là tính thanh khoản cao. Bạn có thể dễ dàng mua vàng nhẫn, vàng trang sức ở bất kỳ tiệm vàng nào. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi thực sự cần tiền mặt, bạn có thể nhanh chóng chuyển đổi vàng thành tiền mà không gặp quá nhiều khó khăn.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nếu không có việc cấp thiết, đừng vội bán hết vàng chỉ vì giá vàng đang tăng cao. Bởi quyết định ấy thường đi kèm với hai rủi ro lớn:

– Bạn có thể sẽ phải mua lại với giá cao hơn: Thị trường vàng luôn biến động. Bạn có thể bán vàng hôm nay với giá A, nhưng chỉ vài tuần hay vài tháng sau, giá vàng lại tăng vọt lên A + X. Khi đó, nếu muốn mua lại vàng, bạn sẽ phải trả giá cao hơn, rõ ràng là không có lợi cho chính bạn.

– Bạn có thể sẽ tiêu tiền bán vàng vào những thứ không tạo ra giá trị: Nếu không có mục đích rõ ràng, số tiền từ việc bán vàng có thể bị chi tiêu vào những thứ không thiết yếu, không tạo ra giá trị gia tăng, hoặc không giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính nào. Nó giống như việc bạn đổi một tài sản tiềm năng thành tiền mặt rồi dùng vào những khoản chi vô bổ.

Thay vì bán vàng để thỏa mãn những nhu cầu tức thời, hãy suy nghĩ về việc sử dụng vàng như một phần của danh mục đầu tư đa dạng của bạn. Hãy xem xét các lựa chọn khác để tạo ra tiền mặt trước khi nghĩ đến vàng.

Ảnh minh họa

Ví dụ nếu bạn cần một khoản tiền nhỏ, hãy xem xét các khoản tiết kiệm, các quỹ dự phòng. Nếu bạn muốn đầu tư, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng các kênh khác, đảm bảo rằng khoản đầu tư đó có tiềm năng sinh lời vượt trội so với việc giữ vàng và đã được tính toán rủi ro.

Tóm lại, việc giữ vàng không chỉ là một thói quen tích lũy truyền thống mà còn là một chiến lược tài chính thông minh. Vàng không phải là tiền mặt để bạn tiện tay rút ra tiêu xài. Hãy xem nó như một tài sản chiến lược, một “hòn đá tảng” vững chắc trong bức tường tài chính của bạn, chỉ nên được “chạm” vào khi có lý do thực sự chính đáng và cấp thiết.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan