Nội dung chính
- 2 mãnh tướng tài giỏi có thể sánh ngang Lữ Bố, vượt trội hơn Quan Vũ
- Lý do thực sự khiến Lưu Bị ít coi trọng 2 mãnh tướng này
Dưới trướng Lưu Bị có 2 mãnh tướng, một người được cho là có thể sánh ngang Lữ Bố, một người vượt trội hơn cả Quan Vũ, lại ít được ông trọng dụng. Vậy nguyên nhân là gì?
Mãnh tướng ngang tài Lữ Bố
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, nhiều binh lính và tướng lĩnh tài giỏi xuất hiện trong thời kỳ này. Lưu Bị là một trong những nhân vật chính và danh tiếng của ông được ca ngợi rất nhiều. Lưu Bị là người thích chiêu mộ người tài và có vô số tướng lĩnh dũng cảm dưới quyền. Khi nhắc đến Lưu Bị, điều đầu tiên người ta nghĩ đến chính là Ngũ Hổ Tướng của ông là Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung.

Lữ Bố vốn nổi tiếng với võ nghệ cao cường. (Ảnh: Sohu)
Lữ Bố vốn nổi tiếng với võ nghệ cao cường. Hầu hết, mọi người cho rằng dưới trướng Lưu Bị, người có thể sánh ngang với Lữ Bố là Mã Siêu, cũng có người cho rằng là Trương Phi. Người giỏi hơn Quan Vũ thì mọi người đều nghĩ là Triệu Vân. Vậy ai là người ít được trọng dụng?
Mã Siêu, người gốc Phù Phong (nay là tỉnh Thiểm Tây), sinh ra trong một gia đình quân nhân và danh giá. Ông là con trai của Mã Đằng, cha ông là một trong những lãnh chúa vào cuối thời Đông Hán và là một nhân vật nổi tiếng.
Khi còn trẻ, Mã Siêu nổi tiếng là “tướng quân trẻ tuổi và cường tráng” và đã nhập ngũ cùng cha mình khi mới mười bảy tuổi. Vào năm Kiến An đầu tiên, cha của ông và người bạn tốt là Hàn Toại đã xảy ra xung đột và tấn công lẫn nhau. Mã Siêu suýt bị cấp dưới của Hàn Toại giết chết.
Trong thời kỳ hỗn loạn ở Tam Châu, Mã Siêu đã đánh bại quân địch. Năm Kiến An thứ bảy, Mã Siêu theo cha dẫn quân đi cứu viện. Mặc dù bị đâm vào chân trong trận chiến, ông vẫn chiến đấu và đánh bại kẻ thù.
Sau này, Tào Tháo nhiều lần mời Mã Siêu đến làm quan, nhưng Mã Siêu đều từ chối.

Khi còn trẻ, Mã Siêu nổi tiếng là “tướng quân trẻ tuổi và cường tráng”. (Ảnh: Sohu)
Sau đó, Mã Đằng vào kinh thành, Mã Siêu tiếp quản quân đội của cha mình. Năm Kiến An thứ 16, Mã Siêu thuyết phục Hàn Toại cùng nhau phản lại Tào Tháo. Để thuyết phục Hàn Toại, ông đã nói những lời đại nghịch bất đạo. “Ngụy lược” ghi rằng Mã Siêu đã gửi thư cho Hàn Toại, nói: “Trước đây Chung Do bảo tôi hãm hại ngài, tôi đã biết người phía đông ải Đồng Quan đều không đáng tin. Giờ tôi từ bỏ cha mình, sẵn lòng nhận ngài làm cha, ngài cũng nên nhận tôi làm con.“ Hàn Toại đồng ý cùng Mã Siêu tác chiến, sử gọi là trận Đồng Quan. Nhưng cuối cùng đã bị Tào Tháo dùng mưu kế đánh bại.
Sau thất bại ở trận Đồng Quan, cha và 200 người nhà của Mã Siêu bị Tào Tháo giết hại. Mã Siêu trở về Lương Châu và chiếm đóng thành công, nhưng vì tiếng xấu trong trận Đồng Quan, ông không thể đứng vững, nên đã đến Hán Trung, được Trương Lỗ trọng dụng và đầu quân cho ông ta. Tuy nhiên, trong một năm đầu quân cho Trương Lỗ, Mã Siêu cũng không được trọng dụng. Một năm sau, vào năm 215, ông đầu quân cho Lưu Bị và bỏ rơi vợ con.
Tại sao lại nói Mã Siêu có thể sánh ngang với Lữ Bố? Khi Mã Siêu giao chiến với Tào Tháo, có thể nói là đã đánh cho Tào Tháo vứt bỏ binh khí và áo giáp, chỉ còn cách chạy trốn. Còn Lữ Bố trong trận Bộc Dương, một mình đại chiến với sáu đại tướng của Tào Tháo. Lại có người nói “Lữ Bố dũng mãnh, Mã Siêu dũng cảm”. Mã Siêu khi tham gia quân đội có thể nói là văn võ song toàn. Sau khi Mã Siêu đầu quân cho Lưu Bị, tuy luôn tham gia chiến đấu, lớn nhỏ cũng lập được không ít công lao cho Thục Hán, nhưng ít thành tựu lớn, ít được trọng dụng.

Khi Mã Siêu giao chiến với Tào Tháo, có thể nói là đã đánh cho Tào Tháo vứt bỏ binh khí và áo giáp, chỉ còn cách chạy trốn. (Ảnh: Sohu)
Thứ nhất là Mã Siêu có uy tín lớn ở Tây Bắc, hơn nữa Lưu Bị luôn nghi ngờ việc Mã Siêu đầu quân cho mình có ẩn ý, sợ nếu giao thực quyền sẽ gây hại cho mình.
Thứ hai là danh tiếng của Mã Siêu quá kém. Trận Đồng Quan khiến cha bị giết, phản Tào Tháo, sau khi chiếm lại Tây Lương thì đầu quân cho Trương Lỗ, bỏ rơi vợ con, rồi đầu quân cho Lưu Bị. Những điều này khiến mọi người cho rằng ông chỉ coi trọng giang sơn của mình, không có tình người, thậm chí là đại nghịch bất đạo.
Thứ ba, sau khi Mã Siêu đầu quân cho Lưu Bị, sức khỏe ngày càng kém. Lúc đó, lực lượng dưới trướng Lưu Bị cần phải cân bằng, cũng không có vị trí nào thực sự phù hợp cho Mã Siêu. Đến khi Mã Siêu có thể thể hiện bản thân thì ông đã bệnh mất vào năm 222. Dã sử cũng ghi chép rằng vì Mã Siêu trời sinh kiêu ngạo, gọi thẳng tên Lưu Bị, nên các thuộc hạ của Lưu Bị đều không coi trọng người kiêu ngạo này.
Vị tướng tài giỏi hơn Quan Vũ nhưng cũng ít được trọng dụng
Nói đến người dưới trướng Lưu Bị có thể hơn Quan Vũ, đó chính là Triệu Vân. Xét về số lượng quân địch giết được, Triệu Vân nhiều hơn Quan Vũ, rõ ràng chiếm ưu thế hơn. Xét về khả năng đơn đấu, Quan Vũ đã giao chiến hơn 10 hiệp mới giết được Quản Hợi, thủ lĩnh 10 vạn quân Hoàng Cân. Triệu Vân tuy cũng giao chiến hơn 10 hiệp mới đánh bại Lý Điển. Nhưng thực lực của Lý Điển cao hơn Quản Hợi, vì vậy Triệu Vân có ưu thế hơn Quan Vũ.

Xét về số lượng quân địch giết được, Triệu Vân nhiều hơn Quan Vũ, rõ ràng chiếm ưu thế hơn. (Ảnh: Sohu)
Triệu Vân, tự Tử Long, được mệnh danh là một trong “Yên Nam tam sĩ”. Triệu Vân, Trương Phi, Gia Cát Lượng cùng nhau tấn công Tây Xuyên. Sau đó, ông tự mình dẫn quân đến Thành Đô, hội quân với Lưu Bị, hoàn thành việc bao vây Thành Đô. Triệu Vân võ nghệ cao cường, thường ở bên cạnh Lưu Bị, giống như một hộ vệ. Ông ít khi dẫn binh đánh trận hay tự mình trấn giữ thành trì.
Triệu Vân theo Lưu Bị gần ba mươi năm, tham gia trận Bác Vọng, trận Trường Bản, v.v… Trong trận Trường Bản, ông đã trở nên nổi tiếng. Cá nhân ông đã chỉ huy trận chiến ở Xuyên và đạt được thành tích tốt. Khi bình định Ích Châu, ông khuyên Lưu Bị trả lại tài sản cho dân, vì dân mà nghĩ. Vậy tại sao Triệu Vân, người có năng lực mạnh mẽ, sau khi đầu quân cho Lưu Bị lại ít được trọng dụng?

Triệu Vân theo Lưu Bị gần ba mươi năm, tham gia rất nhiều trận chiến. (Ảnh: Sohu)
Khi bị bao vây, không phải mãnh tướng nào cũng có thể dễ dàng thoát ra, điều này giống như một phép thử về hiệu quả chiến đấu. Năng lực chiến đấu của Triệu Vân giống như một “cỗ máy giết người”, và trận Trường Bản đã khiến ông nổi tiếng. Có thể thấy năng lực chiến đấu thực sự là có, Lưu Bị từng muốn trọng dụng ông, nhưng những việc sau đó đã khiến Lưu Bị thất vọng.
Lý do ít trọng dụng Triệu Vân là vì cho rằng ông không biết nhìn xa trông rộng, không có tình nghĩa. Lưu Bị công chiếm Kinh Châu, Triệu Vân tấn công quận Quế Dương. Thái thú quận Quế Dương là tướng Triệu Phạm đầu hàng, muốn kết thông gia với Triệu Vân, nhưng bị Triệu Vân từ chối, sau đó ông ta lại phản công. Mặc dù Triệu Vân lại một lần nữa chiến thắng, nhưng Lưu Bị cho rằng ông chỉ biết giết người đánh trận, không biết vun đắp mối quan hệ, không có đầu óc thúc đẩy hợp tác, không có tầm nhìn đại cục.

Nếu Lưu Bị có thể hoàn toàn tin tưởng Mã Siêu và Triệu Vân, có lẽ sự nghiệp của Lưu Bị sẽ tốt hơn. (Ảnh: Sohu)
Khi cùng nhau bàn bạc việc đánh Đông Ngô, một mặt Lưu Bị muốn báo thù cho huynh đệ, mặt khác cũng muốn chiếm Kinh Châu. Nhưng Triệu Vân lập tức phản đối, và công khai phản bác, nói rằng đừng vì báo thù mà làm bất ổn tình hình nội bộ. Lưu Bị lập tức thay đổi sắc mặt, cho rằng ông không hiểu nhân tình thế thái.
Hai mãnh tướng dưới trướng Lưu Bị, một người sánh ngang Lữ Bố, một người vượt trội hơn Quan Vũ, tuy năng lực chiến đấu của cả hai đều được mọi người công nhận, nhưng đều vì lý do cá nhân mà ít được trọng dụng. Mã Siêu tuy xuất thân gia đình danh giá, nhưng tai tiếng, không được Lưu Bị tin tưởng. Triệu Vân tuy dũng lược, mưu trí, vì dân mà nghĩ, nhưng Lưu Bị lại cho rằng ông không quan tâm toàn đại cục, không có tình người.
Nếu Lưu Bị có thể hoàn toàn tin tưởng Mã Siêu và Triệu Vân, có lẽ sự nghiệp của Lưu Bị sẽ tốt hơn. Nếu nghe lời Triệu Vân không đánh Đông Ngô, cũng sẽ không khiến số lượng lớn quân bị tiêu hao, đại bại. Có thể thấy, dùng người cũng phải tin người.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả trên Sohu, Sina, 163
Tổng hợp
Đọc bài gốc tại đây.