Trang chủ Công nghệXu hướng số Coi chừng trở thành con mồi của lừa đảo vì khoe địa chỉ sau sáp nhập trên VNeID

Coi chừng trở thành con mồi của lừa đảo vì khoe địa chỉ sau sáp nhập trên VNeID

bởi Admin
0 Lượt xem

Từ ngày 1-7, người dân có thể vào ứng dụng VNeID xem chi tiết về địa chỉ, quê quán sau khi sáp nhập. Thay vì hiển thị thông tin theo cấu trúc xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố như cũ, địa chỉ được chỉnh sửa theo quy chuẩn mới.

Ghi nhận trên mạng xã hội, không ít chủ tài khoản đã đăng tải thông tin nơi ở hiện tại và thường trú của mình lên trang cá nhân để “khoe” với bạn bè . Đáng chú ý, một số người thay vì để chế độ hạn chế người xem, lại công khai.

Một chủ tài khoản Facebook có tên L.M.T. đã đăng tải ảnh chụp màn hình trên VNeID, có đầy đủ các thông tin gồm nơi sinh, thường trú, nơi ở hiện tại, số điện thoại đăng ký căn cước công dân… lên trang cá nhân Facebook của mình.

Coi chừng trở thành con mồi của lừa đảo vì khoe địa chỉ sau sáp nhập trên VNeID - Ảnh 1.

Một tài khoản Facebook khoe địa chỉ sau sáp nhập lên mạng

Coi chừng trở thành con mồi của lừa đảo vì khoe địa chỉ sau sáp nhập trên VNeID - Ảnh 2.

Một tài khoản cũng chia sẻ địa chỉ mới trên VNeID dưới phần bình luận

Bài đăng của tài khoản này đã nhận được hàng chục lượt tương tác từ bạn bè. Đáng nói, dưới phần bình luận, không ít tài khoản cũng “khoe” thông tin ứng dụng VNeID của mình nhằm chia sẻ rằng nơi sống của mình đã đổi địa chỉ mới.

Ngoài ra, một vài tài khoản vì dữ liệu nhập sai tên xã, phường sau sáp nhập cũng đã chia sẻ dữ liệu này trên Facebook.

Chuyên gia công nghệ Huỳnh Hữu Bằng lưu ý rằng việc công khai thông tin cá nhân lên mạng xã hội vô tình tiếp tay cho những kẻ săn dữ liệu.

Theo đó, tội phạm mạng có thể giả danh shipper, công an, nhân viên đòi nợ… để tiếp cận nạn nhân dễ dàng, lợi dụng lòng tin để lừa đảo. Hơn nữa, sau khi thu thập thông tin cá nhân, các đối tượng này sẽ liên tục tinh chỉnh kịch bản, đưa ra những chiêu trò ngày càng tinh vi hơn.

Ví dụ, họ có thể gửi đường link mạo danh các cơ quan chức năng yêu cầu cập nhật hoặc điều chỉnh dữ liệu cá nhân, khiến người dùng chủ quan tự cung cấp thêm thông tin. Hậu quả là rất nhiều người chỉ phát hiện bị lừa khi đã mất tiền hoặc bị chiếm đoạt toàn bộ dữ liệu, dẫn đến rủi ro kéo dài và khó khắc phục.

“Người dân tuyệt đối không chia sẻ các thông tin nhạy cảm trên mạng xã hội; nếu có bất kỳ vấn đề nào, người dân nên chủ động liên hệ ngay với cơ quan chức năng để được hỗ trợ và hướng dẫn bảo vệ quyền lợi”- ông Bằng nói.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan