Trang chủ Công nghệ Vì sao UAE chi 2,7 tỷ USD/năm để cung cấp miễn phí ChatGPT Plus cho toàn dân?

Vì sao UAE chi 2,7 tỷ USD/năm để cung cấp miễn phí ChatGPT Plus cho toàn dân?

bởi Admin
0 Lượt xem

4 lý do chính

Có 4 lý do cốt lõi để UAE bỏ ra đống tiền để mọi công dân, cư dân thoải mái xài ChatGPT Plus mà không phải lo đóng phí. Đó là thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trên toàn quốc; thu hút nhân tài và phát triển hệ sinh thái; gia tăng ảnh hưởng mềm và đòn bẩy địa – chính trị; quan hệ chiến lược với OpenAI.

Việc cung cấp miễn phí quyền truy cập GPT-4 (ChatGPT Plus) sẽ bình thường hóa việc sử dụng AI trong đời sống hằng ngày, giáo dục, y tế, hành chính công, đồng thời thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nước và phát triển các ứng dụng do người dân tự xây dựng .

Về thu hút nhân tài và phát triển hệ sinh thái, UAE muốn “quyến rũ” các chuyên gia AI hàng đầu thế giới đến sinh sống và làm việc tại nước này; tạo điều kiện cho giới trẻ và người dân địa phương tiếp cận công cụ đẳng cấp thế giới; củng cố hình ảnh UAE như một trung tâm sáng tạo công nghệ toàn cầu, dù dân số không lớn.

UAE đang định vị mình như một trung lập quyền lực giữa các cực AI Mỹ – Trung Quốc . Nước này cung cấp mô hình mã nguồn mở (như Falcon), xây dựng siêu máy tính và phổ cập ChatGPT, nhằm góp phần tạo dựng hình ảnh một quốc gia tiên phong về AI nhân đạo, nhất là với các nước đang phát triển và mở rộng ảnh hưởng công nghệ ra khu vực và toàn cầu thông qua ngoại giao số.

Việc UAE cung cấp ChatGPT Plus cho người dân là một phần của dự án “Stargate UAE” – sản phẩm hợp tác giữa OpenAI, G42, Oracle, Nvidia và nhiều tập đoàn lớn khác nhằm xây dựng các trung tâm dữ liệu AI quy mô khổng lồ.

G42 đồng thời đầu tư đối ứng vào các trung tâm dữ liệu ở Mỹ, giúp đảm bảo đôi bên cùng có lợi về công nghệ và tài chính; tăng cường vị thế UAE trong quan hệ với Mỹ, trong bối cảnh Mỹ muốn hạn chế ảnh hưởng công nghệ từ Trung Quốc .

Dân số UAE hiện nay khoảng 11,3 triệu người, còn phí hằng tháng của ChatGPT Plus trung bình là 20 USD. Như vậy, mỗi năm UAE chi hơn 2,7 tỷ USD (trên 70.000 tỷ đồng) cho người dân dùng ChatGPT Plus.

- Ảnh 1.

Phí thuê bao ChatGPT Plus hiện nay vào khoảng 20 USD/tháng. Ảnh: Howtogeek.

Thành quả ngắn hạn và dài hạn

Trong ngắn hạn, tức 1-3 năm, AUE nâng cao được năng lực sử dụng AI đại trà (người dân nhanh chóng làm quen và khai thác AI trong nhiều lĩnh vực); bùng nổ khởi nghiệp và phát triển ứng dụng nội địa (các công ty nhỏ và lập trình viên tận dụng AI để xây dựng sản phẩm riêng); nâng cao uy tín toàn cầu (UAE được nhìn nhận là cực thứ ba trong cuộc đua AI toàn cầu).

Trong dài hạn, tức 5-10 năm trở lên, lãnh đạo AI có chủ quyền (UAE sẽ trở thành hình mẫu quốc gia về phát triển AI mã nguồn mở và hạ tầng tính toán quy mô lớn); chủ động về dữ liệu và chip (việc xây trung tâm dữ liệu và hướng tới sản xuất bán dẫn sẽ giúp UAE trở thành cường quốc AI khu vực); trung tâm AI chiến lược (Abu Dhabi có thể trở thành nơi trung gian đối thoại về AI giữa phương Tây và phương Đông).

- Ảnh 2.

Công ty đầu tư toàn cầu IHC ra mắt thị trường toàn cầu do UAE xây dựng dành cho AI để đẩy nhanh quá trình tiếp cận. Ảnh: Aletihad.

Gợi mở hướng đi cho Việt Nam

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, một số chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng, dù Việt Nam cũng đang nỗ lực đẩy nhanh chuyển đổi số, thu hút nhân tài và nâng cao vị thế quốc tế, nhưng khó có thể sao chép nguyên bản mô hình của UAE.

Tuy nhiên, Việt Nam hoàn toàn có thể chuyển hóa tinh thần đó thành một chiến lược AI mang bản sắc riêng, dựa trên ngôn ngữ, dữ liệu, con người và vị trí địa – chính trị của mình, dần dần trở thành quốc gia AI năng động bậc nhất Đông Nam Á.

Các chuyên gia gợi ý khởi động chương trình “AI Việt Nam cho mọi người”. Cụ thể, cung cấp quyền truy cập miễn phí hoặc trợ giá GPT-4 (hoặc mô hình tiếng Việt) cho học sinh, sinh viên , giáo viên, công chức và doanh nghiệp nhỏ. Chương trình này vừa tương đồng với UAE, vừa mang tính “phổ cập số” phù hợp với Việt Nam.

Đồng thời, đầu tư phát triển Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) tiếng Việt mã nguồn mở. Có thể học theo mô hình Falcon, tài trợ các nhóm nghiên cứu công-tư để xây dựng mô hình AI ngôn ngữ Việt mạnh mẽ, phục vụ công cộng, chính phủ và khu vực ASEAN.

Ngoài ra, xây dựng trung tâm dữ liệu và tính toán khu vực, định vị vai trò Việt Nam như trung tâm AI của ASEAN. Cụ thể, hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… để phát triển các trung tâm siêu máy tính (ví dụ ở Đà Nẵng ), hợp tác với các nước phương Tây trong triển khai AI an toàn , duy trì quan hệ công nghệ với các nước châu Á, thúc đẩy hình ảnh Việt Nam như một quốc gia phát triển AI vì cộng đồng và khu vực.

Trong khi đó, tăng cường huy động nguồn lực nhà nước-tư nhân . Ví dụ, khuyến khích các tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực AI, hạ tầng dữ liệu, giáo dục công nghệ, phát động chương trình “Hồi hương nhân tài AI” kêu gọi người Việt toàn cầu đóng góp cho sự nghiệp AI quốc gia…

- Ảnh 3.

TS Vương Bá Quý, cựu quản lý công nghệ và sản phẩm tại Meta và Google, hiện là nhà sáng lập, Chủ tịch và Giám đốc kỹ thuật Innosearch AI (nền tảng LLM tiên tiến có mặt tại Mỹ, Canada, Anh và Australia), cho rằng con đường phát triển AI của Việt Nam đầy lạc quan và xán lạn. Ảnh: VnEconomy.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan