Trang chủ Công nghệ FD-2000 sẽ là trụ cột của phòng không Iran

FD-2000 sẽ là trụ cột của phòng không Iran

bởi Admin
0 Lượt xem

Hệ thống FD-2000 – phiên bản xuất khẩu của HQ-9.

Theo Kommersant, buổi ký kết được hai bên thực hiện hôm 8 tháng 7.

Đây đã là hợp đồng khẩn cấp thứ hai giữa Tehran và Bắc Kinh sau “cuộc chiến mười hai ngày” với Israel, trong đó Không quân và phòng không Iran đã phải chịu tổn thất đáng kể.

Trước đó, Iran đã đồng ý mua 36 máy bay chiến đấu đa năng Chengdu J-10C của Trung Quốc để hiện đại hóa phi đội chiến đấu cơ đã lỗi thời của mình.

Thỏa thuận phòng không bao gồm việc cung cấp hệ thống HQ-9 (FD-2000) của Trung Quốc, có khả năng tấn công mục tiêu cách xa tới 250 km, bao gồm máy bay, tên lửa hành trình và ở một mức độ nào đó là tên lửa đạn đạo.

Thanh toán được thực hiện bằng hình thức đổi hàng – bằng dầu của Iran, cho phép bỏ qua các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Cũng theo Kommersant, cuộc xung đột tháng 6, được gọi là Chiến dịch Rising Lion, đã phơi bày điểm yếu của quân đội Iran. Các máy bay F-35I Adir, F-15I Ra’am và F-16I Sufa của Israel đã phá hủy tới 30% đội bay của Iran, bao gồm cả các máy bay F-14 và F-4 cũ kỹ, và tấn công các cơ sở hạt nhân tại Fordow, Natanz và Isfahan.

Các hệ thống phòng không của Iran, bao gồm cả Bavar-373 trong nước, tỏ ra không hiệu quả trước các cuộc tấn công của Israel bằng chiến tranh điện tử tiên tiến, buộc Tehran phải đẩy nhanh nỗ lực hiện đại hóa bằng cách chuyển sang Trung Quốc, quốc gia đang tích cực mở rộng ảnh hưởng của mình ở Trung Đông.

Tiêm kích J-10C, được trang bị radar AESA và tên lửa PL-15 có tầm bắn lên tới 300 km, đã chứng minh được hiệu quả của mình trong Không quân Pakistan, lực lượng đã bắn hạ Rafale của Ấn Độ vào tháng 5 năm 2025.

Thỏa thuận FD-2000 bổ sung cho những nỗ lực này bằng cách trao cho Iran khả năng tạo ra một hệ thống phòng không nhiều lớp.

Theo một nhà phân tích tại National Security Journal, việc tích hợp AWACS và J-10C của Trung Quốc với FD-2000 có thể tăng cường đáng kể khả năng phối hợp của các lực lượng Iran, gây ra mối đe dọa đối với máy bay của Israel, kể cả F-35I.

Trong khi đó nguồn tin từ trang Avia cho biết, Iran có thể sẽ nhận được tiêm kích tàng hình thế hệ năm J-35 từ Trung Quốc thay vì J-10C thuộc thế hệ 4+, một bước đi có thể thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông.

Thỏa thuận này nếu được xác nhận và trở thành hiện thực có thể bao gồm tới 40 chiếc J-35C. Ngoài ra Iran còn có kế hoạch tăng số lượng lên 200 chiếc trong tương lai, nhấn mạnh sự chuyển hướng chiến lược của Tehran từ Su-35 của Nga sang công nghệ Trung Quốc.

Chiến đấu cơ J-35 do Tập đoàn máy bay Thẩm Dương phát triển, lần đầu tiên được ra mắt tại Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2014. Tiêm kích này ban đầu được thiết kế cho tàu sân bay Phúc Kiến, được định vị trên thị trường xuất khẩu là một sự thay thế hợp lý hơn cho F-35 của Mỹ vốn đắt đỏ và khó tiếp cận.

Nhờ trang bị 2 động cơ WS-19, máy bay có thể đạt tốc độ lên tới Mach 1,8, tầm bay tối đa 2.000 km (5.000 km khi tiếp nhiên liệu) và đủ khả năng cất cánh từ đường băng ngắn chỉ 400 mét. Thiết kế của J-35 sử dụng vật liệu hấp thụ radar và lớp phủ đặc biệt giúp giảm tiết diện phản xạ radar xuống 250 lần.

Các cuộc đàm phán về nguồn cung bắt đầu sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Iran Aziz Nasirzadeh đến thăm Trung Quốc vào tháng 6 năm 2025. Bắc Kinh, nơi nhập khẩu tới 90% dầu của Iran thông qua các nước thứ ba, coi Tehran là đối tác chiến lược để chống lại ảnh hưởng của phương Tây.

Tuy nhiên, như Forbes lưu ý, Trung Quốc vẫn thận trọng về việc xuất khẩu vũ khí tiên tiến, lo ngại rằng công nghệ có thể rò rỉ sang Mỹ thông qua tình báo.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan