Trang chủ Công nghệ Công ty Trung Quốc đổi vận nhờ bán “vũ khí 2 mang” cho cả Nga lẫn Ukraine: “Cứ trả tiền là chúng tôi bán”

Công ty Trung Quốc đổi vận nhờ bán “vũ khí 2 mang” cho cả Nga lẫn Ukraine: “Cứ trả tiền là chúng tôi bán”

bởi Admin
0 Lượt xem

Cứ ai có tiền là chúng tôi bán

Các nhà sản xuất pin cho máy bay không người lái (drone) cỡ nhỏ của Trung Quốc, vốn đang đứng trước nguy cơ phá sản do cạnh tranh khốc liệt trong nước, đã bất ngờ tìm thấy lối thoát nhờ vào cuộc đối đầu Nga-Ukraine, khi xung đột này đã bước sang năm thứ tư và chưa có dấu hiệu kết thúc.

Nhiều công ty tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, chia sẻ với Nikkei Asia rằng hoạt động kinh doanh đang bùng nổ mạnh mẽ. Họ đang cung cấp pin, linh kiện cốt lõi để lắp ráp thành những chiếc drone sử dụng trên chiến trường, cho cả Nga và Ukraine.

- Ảnh 1.

“Tháng trước, chúng tôi đã chốt được một đơn hàng lớn trị giá hàng trăm triệu nhân dân tệ từ phía Nga. Các quan chức Nga đã đến tận nhà máy của chúng tôi để kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đặt hàng. Giao dịch này sẽ được thực hiện qua hai lớp trung gian để đảm bảo bí mật về người dùng cuối cùng,” một đại diện bán hàng của công ty pin có trụ sở tại thành phố Đông Hoản cho biết.

Vị đại diện này chia sẻ thêm: “Trước xung đột, nhiều nhà sản xuất pin phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề, thậm chí một số còn đứng trên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, cuộc chiến đã bất ngờ vực dậy cả ngành công nghiệp. Cơ cấu doanh thu của chúng tôi đã thay đổi hoàn toàn. Nếu trước đây, doanh thu nội địa chiếm 60-70% thì nay, nhu cầu từ thị trường quốc tế đã chiếm đến 70-80% tổng doanh số.” Ông cũng khẳng định công ty cung cấp pin cho cả Nga và Ukraine, với phương châm “ai trả tiền thì chúng tôi bán”.

Người này cho biết, trước xung đột, công ty ông chủ yếu bán pin cho các nhà sản xuất drone nhỏ trong nước, dù thị trường bị thống trị bởi DJI – gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc kiểm soát hơn 70% thị trường drone toàn cầu. “Dù rất khó khăn, các công ty drone nhỏ vẫn có thể tìm được chỗ đứng để tồn tại tại Trung Quốc,” ông nói.

Vào tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với drone và các linh kiện quan trọng như động cơ, thiết bị ảnh nhiệt, radar khẩu độ tổng hợp, laser, thiết bị đo lường quán tính và thiết bị liên lạc vô tuyến sang cả Nga và Ukraine.

Động thái này diễn ra sau các hạn chế vào tháng 6/2023 đối với việc xuất khẩu các loại drone tầm xa nặng trên 7kg sang hai quốc gia này. Tuy nhiên, pin dường như không nằm trong danh mục bị hạn chế cụ thể.

- Ảnh 2.

Năng lực sản xuất dồi dào

Đại diện bán hàng từ một công ty pin khác tại Quảng Đông cho biết năng lực sản xuất của Trung Quốc mạnh đến mức một công ty chỉ với dưới 200 nhân viên như họ cũng có thể giao hàng nghìn viên pin chỉ trong vòng một tuần.

Người này cũng cho biết thêm, các loại pin drone được cả Nga và Ukraine săn lùng nhiều nhất là loại có dung lượng 600, 800, 1.000 và 1.200 mAh.

“Công việc kinh doanh đang bùng nổ, phần lớn các thương nhân ở Thâm Quyến đã chuyển sang kinh doanh pin drone kể từ khi chiến sự nổ ra,” ông nói.

Trong cuộc xung đột khởi nguồn từ 2022, drone đã đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với cả Nga và Ukraine. Cả hai bên đều tăng cường các cuộc tấn công bằng drone vào lãnh thổ của nhau.

Hầu hết các loại drone sử dụng pin lithium polymer (Li-Po), một nhánh của pin lithium-ion. Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy xuất khẩu pin lithium-ion sang cả Nga và Ukraine đã tăng vọt kể từ năm 2023. Nếu năm ngoái, lượng pin Nga nhập khẩu đã cao hơn gấp đôi so với Ukraine, thì trong 5 tháng đầu năm nay, khoảng cách này còn nới rộng hơn nữa, khi lượng nhập khẩu của Nga đã vượt gấp ba lần so với Ukraine.

Ngành công nghiệp drone của Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh mẽ vào năm ngoái nhờ vào các chính sách hỗ trợ của chính phủ, khi Bắc Kinh xác định “nền kinh tế tầm thấp” có tầm quan trọng chiến lược.

Nhiều tỉnh thành đã thành lập các quỹ đầu tư cho ngành này, với quỹ lớn nhất lên tới 20 tỷ nhân dân tệ (2,8 tỷ USD). Dữ liệu chính thức cho thấy hiện có hơn 20.000 công ty hoạt động trong lĩnh vực drone trên toàn quốc, tạo ra giá trị khoảng 210 tỷ nhân dân tệ vào năm ngoái, tăng 39,5% so với cùng kỳ.

Tỉnh Quảng Đông, một trong những trung tâm sản xuất hàng đầu của cả nước, chiếm hơn 30% chuỗi cung ứng drone quốc gia. Riêng thành phố Thâm Quyến đã là nơi quy tụ của gần 2.000 công ty drone.

Với sự hỗ trợ của chính phủ, các nhà sản xuất pin hàng đầu như CATL, EVE Energy và Sunwoda đã tung ra các dòng sản phẩm pin chuyên dụng cho các phương tiện bay cất hạ cánh thẳng đứng bằng điện (eVTOL). Điều này càng làm gia tăng sự cạnh tranh trong thị trường pin drone, một lĩnh vực vốn đã rất khốc liệt do rào cản công nghệ gia nhập không cao.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan