Trang chủ Công nghệCNQP Triết lý khác biệt giữa J-20 Trung Quốc và Su-57 Nga

Triết lý khác biệt giữa J-20 Trung Quốc và Su-57 Nga

bởi Admin
0 Lượt xem

Chengdu J-20 và Sukhoi Su-57 là hai trong số những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của thế kỷ 21, thể hiện sức mạnh công nghệ đang lên của Trung Quốc và Nga trong lĩnh vực hàng không quân sự. Cả hai máy bay đều được thiết kế để thống trị bầu trời, nhưng mỗi máy bay đều thể hiện những cách tiếp cận độc đáo về khí động học, tàng hình và triết lý thiết kế.

Là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm đầu tiên của Trung Quốc, J-20 nhấn mạnh vào tốc độ và khả năng tàng hình, trong khi Su-57 của Nga ưu tiên khả năng cơ động và tính linh hoạt đa nhiệm.

Cả hai máy bay đều đại diện cho những tiến bộ mới nhất trong ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ. Các tính năng tàng hình và thiết kế khí động học cho phép J-20 đạt được khả năng vô hình trước radar, điều này có được là do máy bay sử dụng các vật liệu hấp thụ radar và thiết kế khoang vũ khí bên trong.

Trong khi đó, học thuyết phát triển máy bay chiếm ưu thế trên không của Nga lại chú trọng vào sự nhanh nhẹn và khả năng không chiến tầm gần, vì vậy mà Su-57 được trang bị động cơ đẩy vector tiên tiến và khả năng cơ động góc cao.

Thiết kế thân máy bay

J-20 có thân máy bay dài, mảnh và tương đối hẹp, được tối ưu hóa để giảm thiểu tín hiệu radar. Su-57 cũng có thiết kế tàng hình, nhưng nó lựa chọn các đường nét sắc cạnh hơn, lộ ra và bề mặt khí động học rộng hơn, ưu tiên góc tấn công cao để cơ động mà không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng tàng hình.

Cả hai máy bay đều sử dụng vật liệu tiên tiến và lớp phủ tàng hình để giảm thiểu tiết diện radar (RCS). J-20 sử dụng sơn hấp thụ radar kết hợp với thiết kế lớp vỏ phẳng, mịn giúp máy bay phân tán tín hiệu radar tốt hơn. Su-57 cũng kết hợp các vật liệu tương tự, mặc dù ở mức độ thấp hơn, ưu tiên khả năng cơ động hơn là tàng hình hoàn toàn.

Cánh của J-20 được thiết kế để giảm lực cản, cho phép đạt tốc độ cao nhưng lại hạn chế sự linh hoạt ở tốc độ thấp. Chúng được tích hợp liền mạch với thân máy bay, tăng tính toàn vẹn của cấu trúc và cải thiện độ ổn định ở tốc độ cao hơn. Trong khi đó, Su-57 có cánh đa góc cho phép thực hiện các động tác bay rẽ hướng gấp. Hình dạng cánh phức tạp này mang lại cho Su-57 một lợi thế rõ rệt trong các tình huống cận chiến, nơi sự nhanh nhẹn là chìa khóa thành công.

J-20 có hệ thống ngắm mục tiêu quang điện tử (EOTS) tiên tiến và radar mạnh mẽ, giúp máy bay phát hiện mục tiêu từ khoảng cách xa trong khi vẫn duy trì khả năng tàng hình. Khoang vũ khí bên trong thân máy bay có thể mang tên lửa không đối không và không đối đất.

Mặt khác, Su-57 sử dụng nhiều cảm biến trên thân máy bay và gốc cánh, giúp tăng cường nhận thức tình huống. Triết lý thiết kế của Nga cho phép máy bay triển khai chiến đấu nhanh hơn, đảm bảo tính linh hoạt trên chiến trường. Trong khi J-20 dựa vào khả năng tàng hình để xâm nhập an toàn và tấn công chính xác, thì thiết kế của Su-57 cho phép máy bay tái vũ trang nhanh chóng, điều này rất quan trọng đối với chiến đấu cường độ cao.

Một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất của J-20 là bộ ổn định ngang phía trước giúp tăng cường độ ổn định và khả năng kiểm soát, đặc biệt là ở tốc độ cao, đồng thời góp phần vào khả năng tàng hình của máy bay. Su-57 không có cánh tà, thay vào đó dựa vào cơ chế đuôi tinh vi và góc cánh độc đáo để đạt được khả năng kiểm soát nhanh nhẹn. Điều này khiến Su-57 có khả năng cơ động cao, mặc dù nó phải hy sinh một số khả năng tàng hình.

Vũ khí

J-20 là một tài sản quan trọng đối với lực lượng Không quân Trung Quốc trong việc thiết lập ưu thế trên không trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Được thiết kế chủ yếu như một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không tàng hình, nhằm ngăn chặn các vũ khí tiên tiến của đối thủ cố gắng xâm nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

Ngược lại, thiết kế đa chức năng của Su-57 phù hợp với chiến lược phòng không đa năng và hỗ trợ lực lượng mặt đất của Nga. Su-57 phù hợp với nhu cầu an ninh biên giới rộng lớn và học thuyết phản ứng nhanh của Nga.

Các khoang vũ khí bên trong của J-20 được thiết kế với mục đích tàng hình, tên lửa sẽ được giấu bên trong thân máy bay, giúp bảo toàn khả năng tàng hình trước radar đối phương. Thiết kế này làm hạn chế tốc độ triển khai vũ khí nhưng tối đa hóa khả năng tránh bị phát hiện. Còn Su-57 có thiết kế khoang vũ khí ít tàng hình hơn, cho phép thời gian phóng và tái vũ trang nhanh hơn, một lợi thế đáng kể trong các cuộc giao tranh kéo dài hoặc các tình huống phản ứng nhanh.

Các tính năng tàng hình của J-20 rất phù hợp để xâm nhập vùng không phận được bảo vệ nghiêm ngặt và thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ. Su-57, mặc dù được trang bị hệ thống tàng hình, nhưng sẽ có nguy cơ bị phát hiện cao hơn so với J-20 bởi thiết kế của khoang vũ khí.

Chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động là yếu tố quan trọng trong việc triển khai hoạt động lâu dài. Lớp phủ tàng hình và vật liệu hấp thụ radar của J-20 cần được bảo dưỡng tỉ mỉ, mặc dù Trung Quốc đã có những bước tiến để giảm chi phí này thông qua các kỹ thuật sản xuất tiên tiến.

Mặc dù cũng có chi phí cũng khá cao, nhưng Su-57 được thiết kế để bảo trì theo mô-đun, điều này làm cho Su-57 tiết kiệm chi phí hơn một chút cho các nhiệm vụ thường xuyên, khắc nghiệt.

Công thái học và hệ thống phòng thủ

Về mặt công thái học, J-20 thiết kế bố cục buồng lái trực quan tập trung vào các nhiệm vụ tàng hình, cho phép phi công duy trì nhận thức tình huống với sự mất tập trung tối thiểu. Tuy nhiên, buồng lái của Su-57 được thiết kế đươn giản, với các nút điều khiển và màn hình hiển thị giúp phi công ra quyết định nhanh chóng.

Cả Trung Quốc và Nga đều đang tích cực cải tiến những chiếc máy bay thế hệ thứ 5 của mình. J-20 dự kiến sẽ nhận được động cơ nâng cấp và các tính năng tàng hình được cải tiến, có thể tích hợp AI để nhắm mục tiêu tốt hơn. Nga cũng đã công bố mẫu Su-57 “giai đoạn hai” bao gồm hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và có khả năng có động cơ mạnh hơn.

Về hệ thống phòng thủ, Su-57 có các biện pháp đối phó điện tử chủ động, bao gồm radar và mồi bẫy nhiệt, kết hợp với sự nhanh nhẹn, giúp cải thiện khả năng sống sót. Tuy nhiên, J-20 dựa nhiều hơn vào khả năng tàng hình và chiến thuật thoát hiểm tốc độ cao, khiến nó cực kỳ hiệu quả cho các nhiệm vụ thâm nhập sâu.

Tóm lại, hai máy bay chiến đấu này đại diện cho các triết lý khác nhau trong không chiến hiện đại. J-20 nhấn mạnh vào tốc độ và khả năng tàng hình, trong khi Su-57 ưu tiên sự nhanh nhẹn và tính linh hoạt.

Quang Hưng

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan