Trang chủ Công nghệCNQP Tiêm kích J-16 của Trung Quốc sẽ giúp Iran “cá chép hóa rồng”?

Tiêm kích J-16 của Trung Quốc sẽ giúp Iran “cá chép hóa rồng”?

bởi Admin
0 Lượt xem

Tương lai nào cho phi đội Iran?

Sau khi Israel mở màn chiến dịch không kích quy mô lớn nhắm vào Iran và việc Mỹ chính thức tham chiến 9 ngày sau đó với máy bay ném bom B-2 cùng tàu ngầm tấn công hạt nhân, câu hỏi về năng lực của phi đội tiêm kích Iran đang thu hút sự chú ý ngày càng lớn.

Dù Tehran sở hữu một lực lượng hùng hậu với gần 300 máy bay chiến đấu, sự lạc hậu của các phi cơ cũ kỹ là yếu tố chính khiến không quân nước này không thể đóng góp đáng kể vào nhiệm vụ phòng không, chưa nói đến việc tham gia vào các cuộc tấn công trả đũa.

- Ảnh 1.

F-35 và F-15 của Israel trong cuộc không kích Iran.

Tương lai của phi đội tiêm kích Iran từ lâu đã là chủ đề của nhiều đồn đoán. Trong những năm 1990, có thông tin cho rằng nước này đang đàm phán để mua các tiêm kích MiG-29 và máy bay đánh chặn MiG-31 hiện đại hóa của Nga.

Sự quan tâm này tiếp tục kéo dài sang những năm 2000. Đến thập kỷ tiếp theo, xuất hiện các báo cáo chưa được xác nhận về một thỏa thuận sản xuất Su-30 theo giấy phép. Hiện tại, tương lai của phi đội vẫn rất mơ hồ.

Kể từ năm 2022, các nguồn tin Iran cho biết đã đặt hàng tiêm kích Su-35, nhưng việc giao hàng vẫn chưa diễn ra. Gần đây, giới quan sát lại cho rằng Iran có thể mua tiêm kích J-10C của Trung Quốc – một loại máy bay được đánh giá là tinh vi hơn các đối thủ từ Nga và được xem là một phương án phòng ngừa rủi ro khi quá phụ thuộc vào Moscow.

Sau khi các phi cơ J-10C của Không quân Pakistan lập công lớn trước những tiêm kích hiện đại nhất của Ấn Độ vào đầu tháng 5, sức hấp dẫn của loại máy bay này đối với các khách hàng nước ngoài được dự đoán sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, một phân tích về nhu cầu quốc phòng của Iran cho thấy, tiêm kích tối ưu nhất cho quốc gia này có thể là J-16 của Trung Quốc, thay vì J-10C nhẹ hơn hay các máy bay cạnh tranh từ Nga.

J-16 khả thi nhất?

J-16 được phát triển như một đối trọng hạng nặng của J-10C trong một bộ đôi tác chiến cao-thấp, và được xem là tương tự cặp F-15EX và F-16 Block 70 của Không quân Mỹ, mặc dù hai thiết kế của Trung Quốc mới hơn đáng kể và có những ưu thế vượt trội.

Đây là các thiết kế thế hệ thứ tư được nâng cấp sâu rộng, ứng dụng công nghệ từ các chương trình thế hệ thứ năm, với vật liệu composite, lớp phủ tàng hình, vũ khí, cảm biến và hệ thống điện tử hàng không có nhiều điểm chung với tiêm kích J-20. Trong khi J-10C là một máy bay hạng nhẹ, tầm hoạt động tương đối ngắn và radar khiêm tốn, thì J-16 lại kết hợp những công nghệ tinh vi tương tự trên một trong những khung thân lớn nhất và có độ bền bay cao nhất thế giới.

- Ảnh 2.

J-16 của Trung Quốc.

J-16 được phát triển dựa trên nền tảng tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27 Flanker của Liên Xô và được cải tiến sâu rộng, do đó có cùng “dòng dõi” với Su-30, Su-34 và Su-35 của Nga.

Dù vậy, Trung Quốc đang biên chế các loại máy bay này với số lượng lớn hơn đáng kể so với Nga và đã nâng cấp tính năng của chúng lên một tiêu chuẩn vượt trội.

Giống như mọi phiên bản của dòng Flanker, J-16 có khả năng mang lượng nhiên liệu và vũ khí trong thân thuộc hàng cao nhất, đồng thời trang bị một trong những radar lớn nhất trên các máy bay chiến đấu chiến thuật toàn cầu.

Mặc dù có kích thước tương đương radar trên các tiêm kích hạng nặng của Nga như Su-35, nhưng radar của J-16 tinh vi hơn đáng kể, phản ánh sự chênh lệch lớn về trình độ trong ngành công nghiệp điện tử và nền tảng công nghệ rộng lớn hơn của Trung Quốc so với Nga. J-16 và phiên bản trên hạm J-15B là những tiêm kích duy nhất kết hợp được radar cỡ lớn với độ tinh vi cao như vậy.

Trong khi đó, các tiêm kích Mỹ có radar tiên tiến tương tự đều bị giới hạn bởi việc phải mang các cảm biến chính nhỏ hơn nhiều. Ví dụ, radar AN/APG-81 của F-35 có kích thước chưa bằng một nửa so với radar trên J-16.

Tương tự J-10C, J-16 sở hữu nhiều ưu thế so với các đối thủ Nga trên hàng loạt thông số. Khả năng nhận thức tình huống của nó cao hơn hẳn nhờ vào hệ thống liên kết dữ liệu tiên tiến và cảm biến vượt trội.

Hệ thống tên lửa không đối không cũng đáng gờm hơn đáng kể. Tên lửa PL-15 và PL-16 được xem là tương đương với AIM-260 của Mỹ, và vượt xa tên lửa R-77-1 đang trang bị cho các đơn vị tiêm kích tiền tuyến của Nga. Trong không chiến tầm gần (dogfight), ưu thế của J-16 cũng rất rõ rệt nhờ vào khả năng của tên lửa PL-10, cho phép ngắm bắn lệch trục ở những góc độ cực lớn.

Ngược lại, J-10C bị hạn chế bởi tầm hoạt động ngắn hơn nhiều và radar nhỏ hơn, làm giảm khả năng bảo vệ không phận rộng lớn của Iran. Điều này cũng khiến nó dễ bị tổn thương hơn khi đối phương nhắm vào các căn cứ không quân, do không thể cất/hạ cánh hoặc hoạt động từ những cơ sở ở xa.

- Ảnh 3.

J-16 sẽ thay đổi cuộc chơi?

Dù Iran được cho là khó có đủ khả năng tài chính để trang bị một phi đội J-16 lớn, nhưng sự vượt trội đáng kể của lớp tiêm kích này so với bất kỳ loại máy bay nào trong biên chế của Israel (ngoại trừ một số ít F-35) sẽ biến nó thành một yếu tố thay đổi cuộc chơi.

Chênh lệch về cảm biến và vũ khí sẽ cho phép dù chỉ một số lượng nhỏ J-16 có thể đối đầu với các phi đội F-15 và F-16 đông đảo hơn trong cả không chiến tầm nhìn và ngoài tầm nhìn. Khoảng cách công nghệ này được cho là đủ sức bù đắp cho lợi thế về huấn luyện phi công của Israel.

Một ưu điểm chính nữa của J-16 là khả năng mang tên lửa không đối không cỡ lớn PL-XX – loại tên lửa quá khổ đối với J-10C. PL-XX được tối ưu hóa để nhắm vào các máy bay hỗ trợ cỡ lớn như máy bay tiếp dầu và máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm (AEW&C), cũng như các máy bay ném bom chiến lược.

Trong bối cảnh phần lớn phi đội Israel là các tiêm kích F-16 có tầm bay ngắn và phụ thuộc nhiều vào việc tiếp dầu trên không để tấn công Iran, khả năng đe dọa các khí tài này sẽ là một yếu tố thay đổi cuộc chơi tiềm tàng.

Việc uy hiếp các máy bay AEW&C cũng có thể làm tê liệt nỗ lực chỉ huy, kiểm soát và làm giảm khả năng nhận thức tình huống của đối phương. Tên lửa này tương thích với J-16 nhờ tải trọng vũ khí rất cao và radar đặc biệt lớn và mạnh.

Đồng thời, tầm bay xa của chính J-16 cũng khiến các hoạt động của nó trở nên khó lường hơn, cho phép nó có thể chủ động tấn công các máy bay hỗ trợ giá trị cao bằng cách bay ra ngoài không phận Iran.

Không quân Iran hiện vận hành các tiêm kích hạng nặng thế hệ thứ tư là F-14 và Su-24M, cùng với hai phi đội MiG-29 hạng trung. Do yêu cầu bảo trì và chi phí vận hành của J-16 được ước tính thấp hơn đáng kể so với F-14 hay Su-24, việc đưa nó vào biên chế được cho là sẽ không tạo ra một gánh nặng lớn.

Thách thức chính trong việc chuyển đổi sang loại tiêm kích mới sẽ nằm ở khâu huấn luyện, vì J-16 đi trước các tiêm kích hiện tại của Iran khoảng ba thập kỷ về công nghệ, đồng nghĩa với việc chiến thuật tác chiến sẽ gần như hoàn toàn khác biệt.

Một khó khăn tiềm tàng khác là Trung Quốc chưa bao giờ chào bán J-16 để xuất khẩu, được cho là do thiết kế này có nguồn gốc từ Su-27 của Liên Xô, nghĩa là có thể cần sự cho phép của Nga.

Tuy nhiên, việc Nga phụ thuộc vào nguồn cung drone từ Iran cho cuộc chiến tại Ukraine, cùng với việc Moscow trong quá khứ cũng không mặn mà trong việc cung cấp các tiêm kích của mình cho Tehran, có thể khiến họ chấp thuận thương vụ này.

Về phía Trung Quốc, những lo ngại về sử dụng J-16 ở nước ngoài có thể được giảm bớt nhờ những tiến bộ đáng kể trong các chương trình tiêm kích thế hệ thứ năm và thứ sáu của nước này, khiến việc một máy bay “thế hệ 4+” có nguy cơ bị lộ công nghệ trở thành vấn đề ít nhạy cảm hơn.

Việc Trung Quốc sẵn sàng xuất khẩu J-10C cho các quốc gia có quan hệ an ninh chặt chẽ với Mỹ như Pakistan và Ai Cập – những nơi có rủi ro công nghệ rơi vào tay đối thủ cao hơn nhiều – cho thấy rủi ro từ việc bán J-16, một loại máy bay chỉ nhạy cảm hơn một chút, cho một khách hàng có rủi ro thấp hơn nhiều như Iran có thể được coi là chấp nhận được.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan