
.t1 { text-align: justify; }
Vào ngày 14 tháng 4 năm 2025, lúc 13h00 giờ Moskva, một máy bay vận tải quân sự C-17A đã cất cánh từ Căn cứ Không quân Volkel ở Hà Lan – địa điểm cho đến gần đây vẫn có khoảng 15 quả bom hạt nhân B61-3/4 của Mỹ được lưu trữ, hướng đến Căn cứ Không quân Kirtland ở New Mexico, Hoa Kỳ.
Địa điểm này nằm gần một trong những kho vũ khí hạt nhân lớn nhất của Mỹ, cho thấy chuyến bay này có liên quan đến việc vận chuyển bom nguyên tử. Chiếc C-17 nói trên được ưu tiên hàng đầu, nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ.
Theo các chuyên gia, Hoa Kỳ đã bắt đầu quá trình loại bỏ các quả bom hạt nhân lỗi thời khỏi châu Âu, thay thế chúng bằng những cải tiến hiện đại và có độ chính xác cao hơn.
Chúng ta đang nói về bom hạt nhân dẫn đường B61-12 – loại bom này đã được gửi đến các căn cứ của NATO ở châu Âu với số lượng lớn. Quả bom mới có sức công phá lên tới 50 kiloton, được đặc trưng bởi độ chính xác cao, nhờ vòng tròn sai số chỉ trong khoảng 7 – 10 mét.
Sự xuất hiện của bom B61-12 có liên quan đến chương trình hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ, nhằm mục đích tăng hiệu quả và độ an toàn. Ngoài ra, một phiên bản cải tiến cũng đang được tích cực phát triển – B61-13 sẽ trang bị đầu đạn hạt nhân từ mẫu B61-7 trước đó, với sức công phá lên đến 360 kiloton.
Phiên bản này sẽ nhận được hệ thống dẫn đường cải tiến, bao gồm quán tính, module GPS và cánh lái khí động học mượn từ B61-12. Bom B61-13 dự kiến sẽ trang bị cho máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider sắp được đưa vào sử dụng.

Mỹ sẽ thay thế những quả bom hạt nhân B-61 đời cũ bằng phiên bản mới.
Việc di chuyển vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu phản ánh lộ trình chiến lược của chính quyền Washington nhằm nâng cấp kho vũ khí chiến thuật của mình trong bối cảnh tình hình địa chính trị đang thay đổi.
Việc loại bỏ các quả bom B61-3/4 lỗi thời và thay thế bằng mẫu hiện đại sẽ tăng cường năng lực của NATO, nhưng lại làm dấy lên mối lo ngại ở các nước châu Âu, nơi những phong trào xã hội vẫn tiếp tục vận động phi hạt nhân hóa hoàn toàn khu vực.
Đối với Nga, bước đi như vậy được coi là một phần của chính sách ngăn chặn rộng lớn hơn, có thể tác động đến các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí trong tương lai.
Theo Avia-pro
Đọc bài gốc tại đây.