- SAMP/T bắn hạ tiêm kích Sukhoi giữa nghi ngờ về khả năng thay thế Patriot
- Hệ thống SAMP/T hạ gục máy bay Sukhoi Nga, nhưng Ukraine lại im lặng
- BTR-50 đổ cổ vẫn đang phục vụ bền bỉ trên chiến trường
- Nhà du hành vũ trụ Nga: tiềm năng quân sự của X-37B là rất đáng sợ
- Đại tướng Shoigu nói trường hợp Nga sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân
- Trận chiến tên lửa tầm xa giữa Su-35S và F-16AM đã diễn ra

Có lẽ một trong những pháo tự hành được thảo luận nhiều nhất trên thế giới hiện nay chính là loại 170 mm của Triều Tiên, được biết đến với ít nhất ba cái tên: Trong nhiều ấn phẩm khác nhau, nó được gọi là Koksan, M-1989 và Juche-po.

Điều thú vị nhất là loại vũ khí này đã được trình diễn tại Triển lãm quốc tế về vũ khí và trang thiết bị quân sự IDEX, tổ chức tại Abu Dhabi (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất).

Thậm chí còn có những bức ảnh được chụp tại sự kiện này. Ở đó, pháo tự hành Triều Tiên đã xuất hiện với kiểu ngụy trang khác thường, ám chỉ trực tiếp đến định hướng xuất khẩu của nó.

Khi đó, dữ liệu về tính năng kỹ chiến thuật kỷ lục liên quan đến tầm bắn ít nhất 60 km khi sử dụng loại đầu đạn tăng tầm lắp tầng đẩy phụ đã lần đầu tiên được công bố.

Hầu hết các đặc điểm còn lại đều nằm trong lĩnh vực suy đoán, nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, chính ở Triều Tiên, loại vũ khí này đã được tạo ra từ những năm 1970 – 1980, đây vẫn là một trong những loại vũ khí có tầm bắn xa nhất trên thế giới.

Hơn nữa ở phiên bản nâng cấp, thay vì nền tảng khung gầm vốn đã lỗi thời, về cơ bản là một chiếc xe tăng được phát triển vào nửa sau những năm 1940, một khung gầm khá hiện đại đã được ra mắt, có đặc điểm là khả năng cơ động tốt.

Vũ khí hạng nặng do Triều Tiên sản xuất theo báo cáo đã xuất hiện trên chiến trường Ukraine, khi Bình nhưỡng cung cấp cho Moskva cả vũ khí lẫn binh sĩ để vận hành.

Mặc dù vậy chưa có thông tin nào về thành tích chiến đấu hay thiệt hại đối với loại vũ khí trên, cho thấy có lẽ chúng đang được sử dụng ở quy mô tương đối hạn chế.
Đọc bài gốc tại đây.