
Tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet đang được Quân đội Nga sử dụng có khả năng xuyên thủng hơn 120 cm thép đồng nhất. Thông báo này được đăng tải trên kênh Telegram của Tập đoàn Công nghệ Nhà nước Rostec.

Cần lưu ý rằng hiện tại không có thiết giáp nào do chính quyền Kyiv sử dụng có thể được bảo vệ hiệu quả khỏi ATGM của Nga, loại tên lửa có thể xuyên thủng mọi chiến xa đối phương từ phía trước, và như người ta vẫn nói, “cho đến tận phía sau”.

Những “món quà” nặng nhiều tấn của NATO không thể tránh khỏi sự phá hủy nhờ các loại giáp phản ứng nổ, tấm thép bổ sung hoặc mái che máy bay không người lái và hệ thống tác chiến điện tử gắn kèm.

Ngay cả những loại giáp nhiều lớp hiện đại nhất với các thành phần bao gồm gốm, vonfram hay uranium nghèo khét tiếng cũng không thể ngăn chặn được luồng xuyên của tên lửa chống tăng Kornet.

Thông tin của Rostec có đề cập đến một trường hợp xe tăng Abrams được gửi từ nước ngoài đã bị xuyên thủng lớp giáp và động cơ mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Số liệu thống kê rất đơn giản: một tên lửa phóng đi có nghĩa là đối phương sẽ mất một phương tiện chiến đấu.

Là hệ thống vũ khí dẫn đường có độ chính xác cao, Kornet ngoài khả năng tiêu diệt xe bọc thép, còn có thể tấn công các loại mục tiêu khác bao gồm hỏa điểm, công sự, nơi tập trung lực lượng…

Tuy vậy vũ khí này cũng tồn tại nhược điểm lớn đó là chưa được trang bị công nghệ “phóng và quên” khi yêu cầu xạ thủ phải luôn duy trì đường ngắm cho tới lúc đạn chạm mục tiêu.

Điều này dẫn đến nguy cơ lớn cho xạ thủ, bởi xe tăng – thiết giáp hiện đại đều được trang bị cảm biến cảnh báo laser sẽ nhanh chóng xác định vị trí đặt bệ phóng và phản kích chớp nhoáng.
Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Quân đội Mỹ.
Đọc bài gốc tại đây.