Trang chủ Công nghệCNQP Iran nhận gấp “lưới lửa” Trung Quốc: Phòng không cấp tốc trước nguy cơ bị Israel oanh kích lần nữa

Iran nhận gấp “lưới lửa” Trung Quốc: Phòng không cấp tốc trước nguy cơ bị Israel oanh kích lần nữa

bởi Admin
0 Lượt xem

Iran khẩn cấp “vá lưới lửa”

Sau đợt không kích dữ dội của Israel và Mỹ từ ngày 13 đến 24/6, hệ thống phòng không của Iran đã bộc lộ những điểm yếu nghiêm trọng. Trước tình hình đó, theo nhiều nguồn tin khu vực, Bắc Kinh đã thực hiện một đợt vận chuyển khẩn cấp các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại sang Tehran.

Hai vận tải cơ quân sự của Trung Quốc được ghi nhận hạ cánh tại Iran trong thời gian diễn ra giao tranh, làm dấy lên suy đoán rằng một phần trong số khí tài được viện trợ có thể là hệ thống HQ-9B tầm xa, thậm chí có thể bao gồm cả các tổ hợp chỉ huy và khí tài trinh sát.

Iran khẩn cấp nhận lưới lửa Trung Quốc: Tăng cường phòng không trước nguy cơ Israel - Ảnh 1.

Cùng lúc, các tàu trinh sát của Hải quân Trung Quốc cũng xuất hiện tại khu vực, nhiều khả năng đang chia sẻ dữ liệu tình báo thời gian thực với Quân đội Iran – tương tự như cách vệ tinh và máy bay trinh sát phương Tây đang hỗ trợ Israel.

Bối cảnh viện trợ của Trung Quốc trở nên đặc biệt đáng chú ý khi một quan chức Ả Rập giấu tên tiết lộ với truyền thông khu vực rằng, các động thái “tăng cường và củng cố hỏa lực phòng không” của Iran đã được phía Mỹ nắm được từ sớm. Israel hiện vẫn đang xem xét khả năng mở rộng chiến dịch không kích với mục tiêu chính là làm tê liệt năng lực sản xuất tên lửa đạn đạo của Tehran, trong khi Không quân Mỹ đã sử dụng cả máy bay ném bom tàng hình B-2 lẫn tàu ngầm hạt nhân tấn công trong cuộc tập kích hồi tháng 6.

Hệ thống phòng không cũ kỹ: “tử huyệt” của Iran

Hiện tại, mạng lưới phòng không của Iran chủ yếu dựa vào các tổ hợp S-300PMU-2 do Nga cung cấp và dòng Bavar 373 do nội địa hóa, tuy nhiên cả hai đều được đánh giá là khó có khả năng đối phó hiệu quả với các cuộc không kích quy mô lớn, đặc biệt là trước F-35I của Israel – loại tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm đã tham gia đánh phá sâu trong lãnh thổ Iran.

Bản thân lực lượng Không quân Iran hiện sở hữu gần 300 chiến đấu cơ, nhưng phần lớn đều là các máy bay có từ thời Chiến tranh Lạnh như F-4, F-5, MiG-29 cũ kỹ, không thể thực hiện vai trò đánh chặn hiệu quả. Trong khi đó, việc đào tạo phi công, kỹ thuật viên và tổ chức biên chế cho máy bay thế hệ mới là quá trình cần nhiều năm – một khoảng thời gian mà Iran không có trong bối cảnh hiện nay.

Chính vì vậy, việc tiếp nhận các hệ thống phòng không mặt đất hiện đại từ Trung Quốc được coi là biện pháp tức thời khả thi nhất. Với kinh nghiệm từ chiến dịch viện trợ cho Serbia năm 2022 – khi Bắc Kinh điều động máy bay vận tải hạng nặng Y-20 để đưa các tổ hợp HQ-22 tới Belgrade chỉ vài ngày sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, lần tiếp ứng cho Iran có thể nằm trong kế hoạch tương tự.

Iran khẩn cấp nhận lưới lửa Trung Quốc: Tăng cường phòng không trước nguy cơ Israel - Ảnh 2.

Bên cạnh HQ-9B tầm xa, nhiều khả năng Trung Quốc cũng cung cấp các tổ hợp HQ-16 tầm trung nhằm thiết lập lưới phòng thủ phân tầng. Các hệ thống này sử dụng radar AESA, có thể tích hợp với mạng lưới chỉ huy hiện tại của Iran và phối hợp với cả S-300 lẫn Bavar 373 để mở rộng tầm bao phủ. Không chỉ cung cấp hỏa lực đánh chặn, Trung Quốc còn có thể đã chuyển giao thiết bị điều khiển, phần mềm quản lý không gian chiến trường hoặc thậm chí chia sẻ trực tiếp dữ liệu từ hệ thống giám sát khu vực.

Trung Quốc và ván cược chiến lược tại Trung Đông

Việc Trung Quốc đẩy mạnh viện trợ cho Iran trong bối cảnh bị phương Tây cô lập là một nước đi chiến lược. Bắc Kinh lâu nay vẫn duy trì quan hệ kinh tế với Tehran nhưng khá thận trọng trong hợp tác quân sự. Tuy nhiên, khi Israel và các đồng minh gia tăng nỗ lực nhằm lật đổ chính quyền Hồi giáo và dựng lên một chính phủ thân phương Tây – kịch bản sẽ làm thay đổi cán cân toàn khu vực theo hướng bất lợi cho Trung Quốc, điều này khiến Bắc Kinh buộc phải hành động quyết liệt hơn để bảo vệ lợi ích địa-chính trị của mình.

Iran khẩn cấp nhận lưới lửa Trung Quốc: Tăng cường phòng không trước nguy cơ Israel - Ảnh 3.

Điều đáng nói là trong khi Pakistan – đồng minh sát sườn của Trung Quốc từ lâu đã dốc sức hiện đại hóa lực lượng vũ trang với sự hỗ trợ từ Bắc Kinh, thì Iran lại tỏ ra dè dặt và gần như bỏ lỡ cơ hội tiếp cận hàng loạt vũ khí tối tân. Giờ đây, chiến sự buộc Tehran phải thay đổi thái độ và việc nhận viện trợ gấp có thể là bước mở đầu cho sự hợp tác quốc phòng Trung – Iran theo chiều sâu trong thời gian tới.

Bắc Kinh cũng được cho là đang cân nhắc khả năng xuất khẩu một số mẫu tiêm kích như J-10C hoặc thậm chí cả J-16 cho Iran trong tương lai, đặc biệt nếu Moskva không thể cung cấp Su-35 như từng cam kết. Tuy nhiên, hiện tại, ưu tiên của Tehran là bịt lỗ hổng phòng không để không tái diễn thảm họa khi máy bay địch tự do tung hoành trên bầu trời quốc gia.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan