
.t1 { text-align: justify; }
Các nhà phát triển Belarus đã trình làng phiên bản nâng cấp của tổ hợp di động chống máy bay không người lái (UAV), được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu khỏi mọi phương tiện bay cỡ nhỏ, bao gồm cả FPV – loại vũ khí ngày càng phổ biến trong các cuộc xung đột hiện đại.
Tổ hợp này được trang bị module phòng thủ tầm gần Prashcha-100L tích hợp 6 viên đạn đánh chặn được thiết kế để bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 100 mét. Điều này cho phép tiêu diệt hiệu quả máy bay không người lái khi tiếp cận, đặc biệt là ở độ cao thấp và trong điều kiện bị tấn công ồ ạt.
Hệ thống Antidrone nâng cấp kết hợp máy bay không người lái đánh chặn và UAV tấn công cảm tử, không chỉ có khả năng vô hiệu hóa các mối đe dọa trên không mà còn tấn công các mục tiêu mặt đất.

Module chiến đấu Prashcha-100L.
Module Prashcha-100L được phát triển đặc biệt để chống lại UAV dạng FPV, vốn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với xe bọc thép, pháo binh và binh sĩ do tính cơ động và tốc độ cao.
Trong khi đó đạn Buckshot có khả năng tiêu diệt đối tượng ở giai đoạn tiếp cận cuối, khi máy bay không người lái đã gần mục tiêu, và các hệ thống tác chiến điện tử (EW) tỏ ra không hiệu quả, đặc biệt là đối với UAV sợi quang.
Việc phát hiện mục tiêu được thực hiện bằng hệ thống quang – điện tử đa chức năng hoạt động ở chế độ thụ động. Điều này cho phép tổ hợp hoạt động ẩn mình, không bị phát hiện, không để lộ vị trí qua tín hiệu radar, một yếu tố quan trọng ở tiền tuyến.
Hệ thống có khả năng theo dõi tới 100 nguồn tín hiệu vô tuyến, giúp nó hiệu quả trong việc chống lại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái quy mô lớn.
Ngoài ra tổ hợp trên có thể được tích hợp với các hệ thống tác chiến điện tử khác, chẳng hạn như Stupor hoặc Harpia của Nga, để tạo ra khả năng bảo vệ toàn diện.

Máy bay không người lái đánh chặn thuộc hệ thống Antidrone.
Hệ thống Antidrone ra mắt trong bối cảnh mối đe dọa ngày càng gia tăng từ UAV, đặc biệt là UAV FPV (máy bay không người lái điều khiển từ xa), vốn đã trở thành phương tiện hủy diệt chính trên chiến trường Ukraine, vượt qua cả pháo binh và không quân về mặt tổn thất.
Các kỹ sư Belarus, phối hợp với quân đội, đã điều chỉnh hệ thống để chống lại các loại UAV này, bao gồm cả những mẫu điều khiển bằng sợi quang có khả năng chống chịu được tác chiến điện tử truyền thống.
Theo Army Recognition, UAV sợi quang được cả hai bên sử dụng trong cuộc xung đột đặt ra một thách thức mới, bởi việc điều khiển chúng không phụ thuộc vào tín hiệu vô tuyến, khiến chúng trở nên bất khả xâm phạm trước hầu hết các hệ thống gây nhiễu.
Đọc bài gốc tại đây.