
.t1 { text-align: justify; }
Tính đến thời điểm hiện tại đã là 3 năm kể từ khi tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được trang bị máy phóng điện từ – chiếc Phúc Kiến (số hiệu CV-18) được chế tạo.
Vì đây là hàng không mẫu hạm cỡ lớn đầu tiên được trang bị máy phóng hoàn toàn do Trung Quốc thiết kế và chế tạo, nên việc đưa vào hoạt động rất được quan tâm.
Theo bình luận viên Wei Dongxu của CCTV, các cuộc thử nghiệm đang diễn ra tốt đẹp và tàu sân bay Phúc Kiến có thể gia nhập hạm đội sớm nhất là cuối năm 2025.
Giới chuyên gia quân sự lưu ý rằng việc thiết lập hệ thống máy phóng điện từ rất phức tạp, nhưng các cuộc thử nghiệm đang gần hoàn tất.
Nhóm tác chiến không quân của CV-18 bao gồm tiêm kích J-15T (một phiên bản của Su-33), J-35 (máy bay chiến đấu tàng hình trên hạm), và máy bay AWACS KJ-600 (tương tự E-2 Hawkeye) cũng được mong đợi.

Tàu sân bay Phúc Kiến (CV-18) của Trung Quốc sẽ sớm được bàn giao.
Sau khi đưa CV-18 vào hoạt động, Hải quân Trung Quốc sẽ bước vào “kỷ nguyên 3 tàu sân bay” (cùng với Liêu Ninh và Sơn Đông). Điều này sẽ giúp tăng cường năng lực ở vùng biển xa, đảm bảo khả năng răn đe và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Như đã lưu ý, cho đến nay chỉ có Hoa Kỳ và Trung Quốc sở hữu công nghệ máy phóng điện từ. Không giống như tàu sân bay hạt nhân của Mỹ, chiếc Phúc Kiến sử dụng động cơ thông thường, nhưng là một “mô hình tiên tiến”.
Phúc Kiến tượng trưng cho một bước nhảy vọt trong công nghệ tàu sân bay – từ cất cánh bằng đường nhảy cầu (Liêu Ninh) sang phóng điện từ. Việc đưa tàu vào biên chế trong thời gian sắp tới sẽ củng cố vị thế của Trung Quốc như một cường quốc hàng hải.
Trước đó, truyền thông đưa tin Trung Quốc đã điều tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông tới các đảo của Mỹ ở Thái Bình Dương để tập trận – bước đi khiến Washington đặc biệt lo ngại.
Theo Reporter
Đọc bài gốc tại đây.