Trang chủ Công nghệCNQP Cựu chỉ huy NATO: “F-35 sẽ bỏ chạy khi thấy Su-35”

Cựu chỉ huy NATO: “F-35 sẽ bỏ chạy khi thấy Su-35”

bởi Admin
0 Lượt xem

Các báo cáo của phương tiện truyền thông phương Tây thường đề cao năng lực của phía Ukraine, trong khi hạ thấp sức mạnh của Nga. Do đó, một số nhà quan sát đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng, các máy bay F-16 do NATO tài trợ cho Ukraine hầu như không hiệu quả trước Su-35 của Nga, thậm chí người phát ngôn của Không quân Ukraine còn thẳng thắn thừa nhận vào năm 2023 rằng, các máy bay F-16 đã lỗi thời và không thể chống lại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư++ của Nga.

Nga đã thích nghi, còn NATO thì không

Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022, báo chí phương Tây đã chế giễu rằng Quân đội Nga đang dùng những thiết bị kém chất lượng thời Liên Xô. Thật vậy, những thất bại của Quân đội Nga trong những ngày đầu của cuộc xung đột, ít nhất một phần là do dựa vào thiết bị như vậy để chống lại các loại đạn dược hiện đại do NATO cung cấp cho Ukraine, đáng chú ý nhất là tên lửa Javelin.

Trong mọi cuộc chiến, sự thích nghi là chìa khóa và Nga đã dành ba năm qua để khắc phục những điểm yếu của thiết bị Liên Xô cũ của họ và tăng cường chúng sau nhiều bài học khó khăn rút ra được ở các chiến trường miền đông Ukraine. Chiến tranh là một hoạt động phức tạp và thay đổi không ngừng, bất kỳ hệ thống vũ khí nào muốn tồn tại thì đều phải liên tục điều chỉnh và tiến hoá.

Ukraine phụ thuộc vào các hệ thống hiện đại của NATO và chúng không có nhiều thay đổi cải tiến trong suốt quá trình diễn ra xung đột. Trong khi đó, Moskva đã tận dụng nền tảng cơ sở công nghiệp quốc phòng và liên tục điều chỉnh, cải tiến trang, thiết bị, vũ khí. Su-35 là cái tên nổi bật nhất, nó đã được hưởng lợi từ những cải tiến này và từ những bài học đau đớn rút ra trên chiến trường.

F-35 sẽ bỏ chạy khi thấy Su-35

Ưu điểm lớn nhất của Su-35 trong chiến đấu đến từ khả năng siêu cơ động, điều mà ít máy bay phương Tây nào có thể sánh kịp. Một cựu chỉ huy NATO cho rằng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II sẽ phải bỏ chạy nếu phát hiện ra Su-35. Mặc dù F-35 gần như chắc chắn có thể nhìn thấy Su-35 trước, nhưng Su-35 có thể sẽ né tránh được bất kỳ tên lửa nào mà F-35 bắn vào nó và sau đó là một cuộc không chiến mà Su-35 nắm chắc phần thắng. Thật vậy, nhà sản xuất Su-35 khẳng định rằng, chiếc máy bay này không có giới hạn góc tấn công nào.

Về tải trọng, gói vũ khí của Su-35 rất đáng chú ý, máy bay có thể mang tới 12 tên lửa tầm ngắn, nhiều hơn bốn tên lửa so với F-22A Raptor. Ngoài ra, Su-35 còn có thể mang được bốn tên lửa R-37M, mỗi tên lửa chứa đầu đạn nặng 60 kg. Theo báo cáo, các tên lửa này có thể đạt tới tốc độ Mach 6 và tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa tới 350 km. Máy bay còn được trang bị một khẩu pháo tự động Gryazev-Shipunov GSh-301 30 mm với 150 viên đạn.

Ngoài ra Su-35 còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử (EW) KNIRTI L175M Khibiny-M, khiến tên lửa của đối phương khó có thể khóa mục tiêu vào Su-35. Sự kết hợp giữa trang bị hiện đại, tốc độ và lợi thế về góc tấn công giúp cho Su-35 khó bị bắn hạ khỏi bầu trời.

Báo cáo của Ukraine về tổn thất Su-35 là không chính xác

Các nguồn phương tiện truyền thông phương Tây đã liên tục chế giễu về việc Su-35 của Nga tệ đến mức nào, nhưng sự thật chỉ có từ 7 đến 13 chiếc Su-35 bị bắn hạ, trong khi các báo cáo của Ukraine cho rằng đã bắn hạ hàng chục chiếc Su-35. Một đánh giá sơ bộ dựa trên các nguồn thông tin tình báo từ phương Tây và Nga cho thấy, trong số 120 chiếc Su-35 mà Nga có trước khi xung đột nổ ra, thì tỷ lệ tổn thất chỉ là 11 phần trăm.

Nói cách khác, dữ liệu của Ukraine liên quan đến tỷ lệ tổn thất của Su-35 là không chính xác. Do đó, các nhà phân tích nên thận trọng hơn khi đánh giá Su-35. Rốt cuộc, nếu nó thực sự là một chiếc máy bay kém hiệu quả như vậy, tại sao Quân đội Nga lại mua thêm hàng chục chiếc nữa?

Quang Hưng

(Theo The National Interest)

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan