Trang chủ Công nghệCNQP Ấn Độ thay MiG-29 Nga bằng Rafale-M của Pháp

Ấn Độ thay MiG-29 Nga bằng Rafale-M của Pháp

bởi Admin
0 Lượt xem

.t1 { text-align: justify; }

Chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt kế hoạch mua 24 máy bay chiến đấu Rafale-M (Marine) cho Lực lượng Hải quân.

Đây là phiên bản tiêm kích hạm dùng để thay thế cho các máy bay chiến đấu MiG-29K của Nga, hiện đang sử dụng trên các tàu sân bay INS Vikrant và INS Vikramaditya.

Udayini Aakunur, một nhà phân tích quốc phòng tại công ty dữ liệu và phân tích hàng đầu GlobalData đã nói rằng, thỏa thuận bao gồm 22 máy bay Rafale-M một chỗ ngồi và bốn biến thể huấn luyện hai chỗ ngồi, được điều chỉnh cho các hoạt động trên biển.

Máy bay sẽ hoạt động từ hai tàu sân bay của Hải quân Ấn Độ là INS Vikrant và INS Vikramaditya hiện đang được trang bị MiG-29K, tăng cường đáng kể khả năng không chiến trên tàu sân bay, cung cấp hỗ trợ hàng không quan trọng và bảo vệ tài sản của đất nước trong khu vực Ấn Độ Dương.

Theo báo chí phương Tây, máy bay Rafale-M được trang bị hệ thống điện tử, radar hiện đại và có khả năng mang theo nhiều loại vũ khí, bao gồm tên lửa không đối không và vũ khí chống hạm tầm xa.

Ngoài ra, Rafale-M tương thích với hệ thống cất cánh đường băng ngắn nhưng hạ cánh có cáp hãm đà (STOBAR) của tàu sân bay Ấn Độ, khiến những máy bay này, trở nên lý tưởng cho việc triển khai của lực lượng hải quân, cũng như là một tài sản quan trọng cho các hoạt động trên biển khơi.

Nhiều nhà phân tích coi việc mua máy bay chiến đấu trên hạm của Pháp để thay thế cho MiG-29K là phản ứng của chính quyền New Dehli trước những lo ngại chiến lược ngày càng tăng về sự hiện diện hải quân ngày càng rộng rãi của hải quân Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương và vươn xa tới tận Ấn Độ Dương.

Hải quân Trung Quốc đã nhanh chóng cải cách hoạt động của lực lượng tàu sân bay của mình, sử dụng các tàu sân bay do trong nước chế tạo.

Ngoài tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) kiểu cũ, được cải tiến từ tàu khu trục chở máy bay chiến đấu của Liên Xô mang tên Varyag, các tàu sân bay nội địa lớp Sơn Đông (CV-17) và lớp Phúc Kiến (CV-18) mới ra mắt đã được tích hợp thành công vào cấu trúc của Hải quân Trung Quốc, trong khi những chiếc khác vẫn đang được đóng.

Theo các chuyên gia, có hai lý do chính khiến Hải quân Ấn Độ lo ngại về lực lượng hải quân thiếu trang bị của mình.

Lý do đầu tiên là các cuộc tuần tra thường xuyên của Hải quân Trung Quốc gần các điểm được gọi là nút thắt của Ấn Độ Dương, chẳng hạn như Eo biển Malacca và lực lượng tàu hộ tống hàng hải viễn dương của Hải quân Trung Quốc ở khu vực vịnh Aden – Somalia.

Lý do thứ hai là tình hữu nghị và quan hệ đối tác ngày càng tăng của Trung Quốc với các nước láng giềng của Ấn Độ, chẳng hạn như Sri Lanka và Pakistan.

Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn có một căn cứ bảo đảm hải quân ở quốc gia châu Phi là Djibouti.

Những điều này khiến chính quyền New Dehli ngày càng lo ngại về Chiến lược “Chuỗi ngọc trai trên biển”, hàm ý chỉ hàng loạt căn cứ hải quân hoặc hải cảng quan trọng mà nước láng giềng có thể thiết lập hoặc giành được quyền kiểm soát từ khu vực Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan