Trang chủ Công nghệCNQP 200.000 xe máy Trung Quốc sẽ giúp Nga “lật ngược thế cờ” ở chiến trường Ukraine?

200.000 xe máy Trung Quốc sẽ giúp Nga “lật ngược thế cờ” ở chiến trường Ukraine?

bởi Admin
0 Lượt xem

Tại sao quân đội Nga thay xe tăng bằng xe máy và ô tô địa hình?

Chỉ trong mùa hè này, Bộ Quốc phòng Nga đã ký một sắc lệnh gây sốc: mua 200.000 xe máy do Trung Quốc sản xuất. Sau ba năm bế tắc trên chiến trường Ukraine, RFAF, vốn từng dựa vào sức mạnh của các “dòng lũ thép” để càn quét khắp châu Âu, giờ đây đặt hy vọng chiến thắng vào những chiếc xe máy dân dụng có giá dưới 2.000 USD/chiếc.

Kế hoạch mua sắm bao gồm việc mua 30.000 xe máy địa hình và 12.000 ô tô địa hình. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Belousov đã đích thân thị sát Học viện Quân sự Novosibirsk và chỉ thị tất cả các học viện quân sự của Nga phải tổ chức khoa mục đào tạo xe mô tô chiến đấu.

Chiến trường Nga-Ukraine đã trở thành một cái bẫy chết người. “Mạng lưới phòng thủ ba chiều” do quân đội Ukraine (AFU) xây dựng, được kết hợp giám sát bằng UAV truyền thông tin theo thời gian thực, hệ thống gây nhiễu tác chiến điện tử và bãi mìn dày đặc, khiến lực lượng thiết giáp truyền thống khó có thể tiến lên. Tốc độ tiến công trung bình của cụm xe tăng Nga dưới 3 km/giờ, thậm chí còn thấp hơn tốc độ đi bộ thông thường.

Những con số về mức tiêu thụ trên chiến trường thật đáng kinh ngạc. Trong ba năm qua, RFAF đã thiệt hại hơn 12.000 xe bọc thép các loại, và con số này vẫn tiếp tục tăng.

Đồng thời, năng lực sản xuất quốc phòng của Nga đang tới mức giới hạn – chỉ chế tạo được 200 xe tăng mới mỗi năm, và với lượng xe tăng được tân trang, khả năng bổ sung hàng năm chỉ đạt khoảng 1.000 chiếc/năm. Tuy nhiên số lượng xe bọc thép niêm cất từ thời Liên Xô, cũng không phải là vô hạn.

“Nguồn lực xe tăng của quân đội Nga sẽ sớm cạn kiệt”, một nhà phân tích quân sự phương Tây chỉ ra, “Nếu tiếp tục dựa vào các cuộc tấn công bằng xe bọc thép, nước Nga có thể không tồn tại được quá hai năm”.

Khi phương pháp chiến đấu truyền thống rơi vào bế tắc, lãnh đạo RFAF tìm kiếm một loại phương tiện, đã bị loại bỏ trên chiến trường hiện đại, đó chính xe mô tô hai bánh.

Sự hồi sinh của xe máy trên chiến trường Nga và Ukraine không phải là ngẫu nhiên. Xe máy quân sự được cải tiến đặc biệt có ba ưu điểm cốt lõi: nhanh hơn bộ binh 20 lần (lên đến 60 km/giờ), có thể mang theo 300 kg vật tư chiến đấu (bao gồm cả súng phóng lựu nhiệt áp và tên lửa chống tăng có điều khiển), và được trang bị thiết bị liên lạc mã hóa, để đạt tỷ lệ tránh né UAV hơn 70%.

So sánh về hiệu quả chi phí thật đáng kinh ngạc. Chi phí mua một xe tăng T-90M có thể mua được hơn 1.000 xe máy, và mỗi xe máy có thể chở hai lính. Điều này có nghĩa là ngân sách cho một xe tăng T-90M, thì có thể trang bị cho 2.000 lính bộ binh cơ giới.

Lực lượng cơ giới Nga đã thể hiện rất tốt trong thực chiến. Trong trận Luhansk năm 2024, lực lượng xe máy đã đột phá thành công phòng tuyến của Ukraine với tỷ lệ thiệt hại 3:1. Tại mặt trận Zaporizhia năm 2025, tỷ lệ tham gia của lực lượng xe máy lên tới 98%.

Trong trận Kurakhov, đội hình xe máy đã phối hợp với thiết bị gây nhiễu di động để tạo thành một “hàng rào điện tử di động” trong việc tiêu diệt bộ chỉ huy Ukraine và không gây ra thương vong nào cho quân Nga.

RFAF đã phát triển một loạt nguyên tắc chiến thuật xe mô tô tiên tiến. Chiến thuật “tấn công bầy đàn” với 8-20 xe, giúp đội hình nhanh chóng đột nhập vào trận địa phòng ngự đối phương, phóng đạn nhiệt áp và sau đó nhanh chóng rút lui.

Còn đội đặc nhiệm chống tăng sử dụng tính cơ động của xe mô tô để tấn công tuyến đường tiếp tế hậu cần và đã phá hủy thành công ba kho đạn của AFU vào tháng 12/2024.

Kinh nghiệm chiến đấu thực tế của các cựu lính đánh thuê Wagner đã được tích hợp một cách có hệ thống. Những người lính giàu kinh nghiệm này được thuê làm giáo viên để đưa chiến thuật “xe máy + súng phóng đạn nhiệt áp” ban đầu vào hệ thống huấn luyện chính quy của RFAF.

Tính đến tháng 6/2025, RFAF đã bổ sung các khóa học lái xe máy tại hơn 200 trung tâm huấn luyện quân sự và cải cách toàn diện các nội dung huấn luyện chiến đấu.

Các đơn vị chiến đấu xe máy đã chứng minh khả năng thích ứng tuyệt vời. Họ có thể nhanh chóng vượt qua “vùng xám” dày đặc mìn và chiến hào chống tăng, vượt qua các điểm hỏa lực cố định một cách chính xác dưới sự dẫn đường của UAV trinh sát, và thực hiện các cuộc tấn công du kích kiểu “đánh và chạy”. Tư duy chiến thuật này hoàn toàn trái ngược với các cuộc tấn công bọc thép truyền thống và đại diện cho một cuộc cách mạng chiến trường thầm lặng.

Xe máy có thực sự là chỗ dựa của quân đội Nga?

Hào quang của chiến thuật cơ giới bằng xe máy đã che giấu một thực tế tàn khốc. Trong trận Pokrovsk vào tháng 5/2025, 72 xe máy đã bị quân đội Ukraine phá hủy chỉ trong 30 phút. Một lữ đoàn cơ giới RFAF đã mất 127 xe máy trong hai tuần, với tỷ lệ thương vong cao đáng báo động.

Trên một diễn đàn quân sự Nga, binh lính Nga tự giễu cợt, gọi chiến thuật xe máy trên chiến trường là “hướng dẫn tự sát cho người đi xe máy”. Một binh sĩ tiền tuyến đã để lại lời nhắn trên mạng xã hội: “Tiếng xe máy có thể nghe thấy từ cách xa 500 mét, và khi cả đội di chuyển, tiếng động cơ có thể vang xa 2 km”.

AFU cũng ngay lập tức điều chỉnh chiến thuật cho phù hợp. Họ đã cải tiến ngòi nổ mìn để nhắm vào các phương tiện hạng nhẹ, triển khai các tổ hợp tác chiến điện tử, với bán kính gây nhiễu tới 15 km và thành lập các “đại đội tấn công xe máy”, để thực hiện các biện pháp đối phó. Đạn pháo dẫn đường bằng laser và đàn drone FPV cua AFU đã trở thành cơn ác mộng đối với quân Nga đi xe máy.

Khi ưu điểm lớn hơn nhược điểm

Bất chấp những thiệt hại, cuộc cách mạng “cơ giới hóa này” của quân đội Nga, đang thu hút sự chú ý rộng rãi từ cộng đồng quân sự quốc tế. Các quốc gia như Israel và Ấn Độ đã cử các phái đoàn đến khảo sát chiến trường và đánh giá tiềm năng ứng dụng chiến thuật cơ giới hóa vào hệ thống phòng thủ của mình.

Một báo cáo của Cơ quan Phân tích Quốc phòng NATO vào tháng 6/2025 chỉ ra rằng, cải tiến lớn nhất trong chiến thuật cơ giới hóa của RFAF là “chi phí thấp và hiệu quả cao”, có thể đạt được khả năng lắp ráp nhanh chóng và khả năng cơ động linh hoạt trong chiến đấu cường độ cao.

AFU cũng bắt đầu học tập chiến thuật này và thành lập lực lượng phản ứng nhanh cơ giới của riêng mình. Một hình thức đối đầu mới “xe máy đấu xe máy” đã xuất hiện trên chiến trường, và cuộc cạnh tranh chiến thuật cơ giới giữa hai quân đội đã âm thầm diễn ra.

“Xe máy đã vượt ra ngoài phạm vi của một phương tiện di chuyển đơn thuần và trở thành hiện thân cụ thể của khái niệm chiến đấu ‘sự kết hợp giữa người và máy'”, một nhà quan sát quân sự phân tích. “Nó đại diện cho những thay đổi sâu sắc mà các quy tắc chiến tranh trên bộ trong thế kỷ 21 đang trải qua.” Khi các thiết bị cao cấp cạn kiệt, sự kết hợp giữa các sản phẩm công nghiệp dân dụng và tư duy chiến thuật sáng tạo đang thay đổi hình thức chiến tranh hiện đại.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan