Trang chủ Công nghệ Các gã khổng lồ đổ xô “săn” nhân tài từ một nước: Giới tinh hoa mới đang dần tiếp quản Thung lũng Silicon

Các gã khổng lồ đổ xô “săn” nhân tài từ một nước: Giới tinh hoa mới đang dần tiếp quản Thung lũng Silicon

bởi Admin
0 Lượt xem

6 nhân tố đặc biệt trong chiến lược của Meta

Giám đốc điều hành Meta Mark Zuckerberg mới công bố việc tái tổ chức hoạt động kinh doanh trí tuệ nhân tạo, thành lập một bộ phận mới có tên là “Meta Super Intelligence Lab” (MSL). Bộ phận mới sẽ do Alexandr Wang, cựu giám đốc điều hành 28 tuổi của công ty khởi nghiệp gắn nhãn dữ liệu Scale AI, người sẽ giữ chức Giám đốc Trí tuệ nhân tạo.

Có thông tin cho biết Zuckerberg đã tuyển dụng 11 người mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, bao gồm các nhà nghiên cứu từ OpenAI, Anthropic và Google. Những nhân viên mới bao gồm các cựu nghiên cứu viên DeepMind,OpenAI. Đặc biệt trong số đó có 6 cựu nhiên viên Trung Quốc của OpenAI bao gồm Huiwen Chang, Ji Lin, Jiahui Yu, Shuchao Bi, Shengjia Zhao và Hongyu Ren, ngoài ra còn có cựu nhân viên Anthropic là Joel Pobar.

Các gã khổng lồ đổ xô

Ảnh: Yahoo Finace

Zuckerberg hy vọng rằng phòng thí nghiệm mới sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) và giúp các ứng dụng AI, kính thông minh và các doanh nghiệp khác của Meta tạo ra dòng tiền mới. “Chúng tôi sẽ bắt đầu nghiên cứu thế hệ mô hình tiếp theo và phấn đấu vươn lên vị trí hàng đầu trong ngành trong một hoặc hai năm tới”.

Ông chủ Meta cho biết trong vài tháng qua, anh đã gặp gỡ những tài năng hàng đầu, các phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo và các công ty khởi nghiệp tiềm năng để thành lập nhóm sáng lập có năng lực này. Nhóm vẫn đang được thành lập và nhiều tài năng xuất chúng hơn ở mọi cấp độ sẽ tham gia vào mục tiêu này trong vài tuần tới.

Để xây dựng phòng thí nghiệm mới, Zuckerberg đã đích thân dẫn đầu một cuộc tuyển dụng nhân tài tích cực trong tháng qua: ngoài việc liên hệ trực tiếp với những nhân tài tiềm năng thông qua WhatsApp và đưa ra lời mời hàng triệu USD. Anh cũng đưa ra các đề nghị mua lại một số công ty khởi nghiệp, đầu tư 14,3 tỷ USD vào Scale AI.

Meta cũng đã tổ chức các cuộc đàm phán mua lại với Perplexity và Runway. Một số thông tin cho rằng Meta dự kiến sẽ mua lại công ty khởi nghiệp sao chép giọng nói PlayAI để phát triển trong lĩnh vực trợ lý cá nhân bằng trí tuệ nhân tạo.

Giới tinh hoa AI Trung Quốc đang dần tiếp quản Thung lũng Silicon

“50% các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo trên thế giới là người Trung Quốc. Bạn không thể ngăn cản họ đạt được tiến bộ trong lĩnh vực AI”, Jensen Huang, CEO của NVIDIA, phát biểu trong một sự kiện.

Đây không phải là lần đầu tiên Jensen Huang nhấn mạnh tầm quan trọng của Trung Quốc trên trường quốc tế của ngành công nghiệp AI. Đằng sau tuyên bố này là sự cạnh tranh khốc liệt về nhân tài AI trên toàn cầu, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Như Jensen Huang đã nói, hiện nay, những gương mặt Trung Quốc đang hoạt động tích cực trong mọi phòng thí nghiệm AI hàng đầu tại Hoa Kỳ. Trong số các tổ chức nghiên cứu AI hàng đầu tại Hoa Kỳ, 38% nhân tài đến từ Trung Quốc, cao hơn một chút so với 37% từ chính Hoa Kỳ. Một báo cáo từ nhóm nghiên cứu MacroPolo cho thấy gần 40% các nhà nghiên cứu AI hàng đầu tại Hoa Kỳ tốt nghiệp từ các trường đại học Trung Quốc.

Các gã khổng lồ đổ xô

Ảnh: LinkedIn

Năm 2024, khi OpenAI ra mắt mô hình đa phương thức gốc đầu tiên, GPT – 4o, 6 trong số 17 thành viên chủ chốt của nhóm là người Trung Quốc, đến từ các trường đại học như Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Đại học Giao thông Thượng Hải và Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.

Trong số 12 thành viên sáng lập công ty AI xAI của Elon Musk, cũng có 5 người Trung Quốc. Tại buổi họp báo ra mắt mô hình lý luận Grok 3, Musk đã trao vị trí trung tâm cho Jimmy Ba và Wu Huaiyu, điều này cho thấy sự coi trọng lớn lao của ông đối với các nhà khoa học Trung Quốc.

Trong báo cáo kỹ thuật Gemini do Google công bố, trong số 837 tác giả, có 141 người là học giả Trung Quốc, bao gồm Ed Chi, một người Mỹ gốc Hoa và là nhà khoa học trưởng của Google.

Ảnh hưởng của người Trung Quốc không chỉ thể hiện ở cấp độ kỹ thuật. Trong kỷ nguyên AI, họ đang dần nắm quyền kiểm soát tiếng nói của ngành, thay thế vị trí thống lĩnh của người Mỹ gốc Ấn Độ trong các tầng lớp thượng lưu của Thung lũng Silicon trước đây.

Bốn gã khổng lồ về chip của Hoa Kỳ là NVIDIA, AMD, Broadcom và Intel hiện đều do người Trung Quốc lãnh đạo. Người Trung Quốc không còn chỉ là những người thực hiện cơ bản mà là những nhà lãnh đạo thực sự của ngành.

Mặt khác, giới tinh hoa AI Trung Quốc tỏa sáng trong giới AI ở Thung lũng Silicon chính là lực lượng cạnh tranh lớn nhất cho sự phát triển của ngành AI trong nước Trung Quốc.

Từ số liệu thống kê của các bài báo hội nghị đến các cột mốc đổi mới, rõ ràng Trung Quốc đã củng cố vị thế là quốc gia dẫn đầu trong nghiên cứu AI. Chỉ trong một thập kỷ, các học giả đến từ quốc gia này đã chuyển từ nhóm thiểu số thành nhóm lớn nhất tại các hội nghị uy tín, phản ánh sự chuyển đổi rộng lớn. Có nhiều lý do giải thích cho sự hiện diện này, bao gồm: đầu tư mạnh vào giáo dục, sự trở lại của những tài năng giàu kinh nghiệm, một nền văn hóa coi trọng việc học và trọng tâm chiến lược của quốc gia vào AI. Quan trọng không kém, các yếu tố toàn cầu đã thúc đẩy nhiều chuyên gia Trung Quốc phát huy tài năng của mình tại quê nhà, thúc đẩy sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Theo The Paper, Medium, 36Kr

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan