Trang chủ Công nghệCNQP Tên lửa không đối không tầm xa mới bất ngờ được sử dụng trên chiến trường

Tên lửa không đối không tầm xa mới bất ngờ được sử dụng trên chiến trường

bởi Admin
0 Lượt xem

.t1 { text-align: justify; }

Tên lửa không đối không thế hệ mới – một biến thể hiện đại hóa dựa trên Izdelie 170 (R-77) trước đó, được cho là tích hợp hệ thống đẩy hai chế độ, bề mặt điều khiển khí động học cải tiến và đầu dò radar chủ động mới.

Theo bài đăng trên kênh Telegram Polkovnyk GSh – kênh duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Quân đội Ukraine, “Izdelie 180 là phiên bản nâng cấp của tên lửa Izdelie 170 (R-77), nó bao gồm động cơ chế độ kép mới, cánh đuôi cải tiến và đầu tự dẫn radar chủ động”.

Bài viết này cũng khẳng định rằng tên lửa nói trên được thiết kế để sử dụng với máy bay chiến đấu Su-57 và Su-35 của Nga nhằm chống lại các tiêm kích thế hệ thứ tư trở lên.

Theo thông tin sơ bộ, tầm bắn được quảng cáo của tên lửa K-77M lên tới 190 km đối với các mục tiêu dạng máy bay ném bom. Hình ảnh mảnh vỡ, được cho là từ một trong những tên lửa này, đã xuất hiện trên báo chí và được coi là bằng chứng về việc nó được sử dụng trên chiến trường Ukraine.

Mảnh vỡ tên lửa không đối không tầm xa Izdelie 180 được tìm thấy.

Tên lửa Izdelie 180 sử dụng đầu dò 9B-1103M-200PA – một hệ thống dẫn đường radar chủ động/thụ động kết hợp, bao gồm một kênh bán chủ động bổ sung.

Không giống như các tên lửa dòng R-77 trước đây, K-77M được trang bị cánh điều khiển phẳng, và một bề mặt khí động học cố định gắn vào thân chính ngay phía trước cụm động cơ.

Các chuyên gia am hiểu về phát triển tên lửa không đối không tầm xa đã lưu ý rằng thiết kế này cho phép Izdelie 180 duy trì khả năng cơ động ngay cả ở tốc độ dưới âm, một khả năng vốn trước đây là thách thức đối với nhiều loại vũ khí như vậy.

“Thiết kế này giải quyết một vấn đề quan trọng thường gặp ở tất cả các tên lửa không đối không tầm xa đó là khả năng cơ động ở tốc độ dưới âm thanh”, thông báo nói rõ.

Các nhà phân tích phương Tây trước đây đã cảnh báo rằng việc Nga đầu tư vào các loại vũ khí tiên tiến như K-77M nhằm mục đích giành ưu thế trên không trong các cuộc giao tranh tương lai, đặc biệt trước đối thủ được trang bị vũ khí tàng hình và cảm biến tầm xa.

Liệu khả năng này của tên lửa K-77M có mang lại hiệu quả đáng kể trong cuộc xung đột ở Ukraine hay không thì vẫn còn phải chờ xem diễn biến trong thời gian tới.


Theo Defence Blog

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan