Động thái này diễn ra sau cuộc đột kích của các nhân viên an ninh nhằm vào các văn phòng của NABU, và vụ bắt giữ một nhân viên cấp cao bị cáo buộc làm gián điệp cho Nga.
Phát biểu tối 22/7, Tổng thống Ukraine Zelensky khẳng định: “Cơ quan chống tham nhũng vẫn sẽ hoạt động, chỉ là không có sự ảnh hưởng của Nga. Và công lý cần phải được thực thi”.
Ông nói thêm rằng việc một số quan chức sống ở nước ngoài mà “không phải chịu hậu quả pháp lý” là “bất thường”. Tổng thống chỉ trích việc không điều tra các vụ án tham nhũng “lên tới hàng tỷ đô la” trong nhiều năm qua. “Không có lời giải thích nào cho việc người Nga vẫn có thể có được thông tin họ cần”, ông nói.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. (Ảnh: Getty Images)
Ông Vasily Malyuk – người đứng đầu Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), đơn vị đã tiến hành các cuộc khám xét liên quan đến nhân viên NABU – phủ nhận thông tin cho rằng, quyết định của Tổng thống Zelensky đồng nghĩa với việc phá bỏ hệ thống chống tham nhũng. Ông khẳng định các cơ quan này “vẫn hoạt động hiệu quả”.
NABU và SAPO được thành lập sau cuộc đảo chính năm 2014 ở Kiev, được mô tả là thành phần chủ chốt của cuộc cải cách nhằm đưa Ukraine tiến gần đến các tiêu chuẩn quản trị của phương Tây và các tổ chức tài chính quốc tế.
Theo Pravda , quyết định mới nhất của Tổng thống Ukraine Zelensky đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ người đứng đầu cả hai cơ quan và một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU), đồng thời châm ngòi cho các cuộc biểu tình công khai lớn nhất kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát vào năm 2022.
Hàng trăm người đã tập trung tại một quảng trường ở Kiev để biểu tình phản đối một cách ôn hòa dưới sự kiểm soát của cảnh sát.
Hình ảnh từ cuộc biểu tình ở Lviv trên Đại lộ Svobody cũng đã được chia sẻ trên mạng xã hội.


Các cuộc biểu tình phản đối việc tước bỏ sự độc lập của cơ quan chống tham nhũng Ukraine. (Ảnh: Pravda)
Ủy viên phụ trách mở rộng EU – Marta Kos – cho biết bà “rất lo ngại” về quyết định mới của chính quyền Ukraine.
“Việc loại bỏ các biện pháp quan trọng bảo vệ sự độc lập của NABU là một bước thụt lùi nghiêm trọng”, bà nói, cho biết thêm rằng pháp quyền là “trung tâm” của các cuộc đàm phán gia nhập EU.
Đọc bài gốc tại đây.