Trang chủ Kinh doanhThị trường Người mắc nợ xấu có thể tiếp tục vay ngân hàng không?

Người mắc nợ xấu có thể tiếp tục vay ngân hàng không?

bởi Admin
0 Lượt xem
image

Thông thường, các ngân hàng/tổ chức tín dụng sẽ dựa trên phân loại nợ theo nhóm của người vay để thẩm định hồ sơ vay tiền.

Hiện các ngân hàng phân loại nợ ra 5 nhóm theo Thông tư 31/2024/TT-NHNN:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn,…

Nhóm 2: Nợ cần chú ý gồm các khoản nợ quá hạn đến 90 ngày,…

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày,…

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày,…

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày,…

Nợ xấu được xác định là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.

Nếu thuộc nợ nhóm 1, hồ sơ tín dụng vẫn được đánh giá tích cực. Người vay hoàn toàn có thể tiếp tục vay thế chấp nếu đáp ứng các điều kiện cơ bản.

Đối với nợ nhóm 2, trong nhiều trường hợp, nếu người vay đã thanh toán toàn bộ khoản nợ cũ, ngân hàng có thể xem xét cho vay lại, nhưng sẽ yêu cầu: Chứng minh thu nhập ổn định; Có tài sản đảm bảo có giá trị; Có thể áp dụng lãi suất cao hơn thông thường hoặc yêu cầu thêm bảo lãnh…

Tùy từng ngân hàng/tổ chức tín dụng sẽ có những quy định riêng về điều kiện cho vay tín chấp với khách hàng có nợ thuộc nhóm 2.

Trường hợp nợ nhóm 3, 4, 5, đây là các nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nghi ngờ mất vốn và có khả năng mất vốn, thường do chậm trả trên 90 ngày. Người thuộc nhóm này hầu như không thể vay thế chấp tại các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính uy tín, ngay cả khi có tài sản giá trị cao.

Ngay cả khi đã tất toán nợ và được xóa nợ xấu trên hệ thống CIC, khách hàng vẫn phải chờ thêm 12 – 60 tháng để khôi phục uy tín tín dụng.

Dù thuộc nhóm nào, để được xét duyệt vay thế chấp, ngân hàng sẽ cân nhắc các yếu tố sau:

– Loại tài sản thế chấp: Ưu tiên tài sản dễ thanh khoản như nhà đất, ô tô,…

– Khả năng tài chính hiện tại: Thu nhập ổn định, công việc rõ ràng, có chứng minh tài chính sẽ là lợi thế.

– Lịch sử tín dụng sau nợ xấu: Thái độ hợp tác trả nợ và không phát sinh nợ mới là điểm cộng.

– Chính sách ngân hàng: Một số ngân hàng có thể xét duyệt linh hoạt hơn nhưng thường áp dụng lãi suất cao hơn hoặc yêu cầu điều kiện bổ sung.

Người có nhu cầu vay có thể kiểm tra lịch sử nợ của mình trên website CIC hoặc ứng dụng CIC connect. Để có thể vay vốn sớm nhất, người có nợ xấu cần:

– Xử lý nợ xấu hiện tại và ưu tiên thanh toán các khoản nợ nhỏ, duy trì lịch sử thanh toán tốt cho các khoản vay khác (nếu có), thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản vay thẻ tín dụng, vay mua sắm… để xây dựng uy tín tín dụng tốt.

– Đăng ký nhận báo cáo tín dụng để theo dõi tình trạng tín dụng của bản thân, từ đó có biện pháp kịp thời để cải thiện điểm tín dụng và tránh rơi vào các nhóm nợ xấu cao hơn như nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5. Nếu có bất kỳ sai sót nào trong báo cáo tín dụng, cần kịp thời liên hệ với tổ chức cung cấp thông tin để sửa chữa, tránh ảnh hưởng đến khả năng vay tiêu dùng không tài sản đảm bảo trong tương lai.

– Cẩn trọng với các dịch vụ “xóa nợ xấu” bởi đây có thể là dấu hiệu của lừa đảo. Lưu ý, sau 5 năm kể từ khi khách hàng tất toán khoản nợ xấu, lịch sử nợ xấu mới được xóa khỏi sản phẩm thông tin tín dụng. Ngoài ra, không có cơ chế nào về việc xóa nợ tại CIC, cũng như không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có thể thực hiện được việc xoá nợ trước thời hạn đã quy định.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan