Trang chủ Công nghệCNQP Phá hủy hệ thống Patriot của Ukraine, cuộc tấn công Nga có thể “ghi vào sách giáo khoa”

Phá hủy hệ thống Patriot của Ukraine, cuộc tấn công Nga có thể “ghi vào sách giáo khoa”

bởi Admin
0 Lượt xem

Muốn giành thắng lợi, trước hết là nắm chắc tình hình địch

Ngày 17/5/2023, quân đội Nga (RFAF) đã phá hủy thành công hệ thống phòng không Patriot của Ukraine, được bố trí bảo vệ thủ đô Kiev. Chiến thắng của RFAF không chỉ chứng minh sức mạnh vũ khí siêu thanh vượt trội của họ, mà còn thể hiện đầy đủ bản chất của việc thu thập thông tin tình báo và phối hợp chiến thuật.

Chiến thẳng này hoàn toàn không phải là một cuộc tấn công theo kiểu “ăn may”, mà là một cuộc tấn công được lên kế hoạch tỉ mỉ và bài bản. RFAF đã dần vô hiệu hóa hệ thống phòng không Patriot của quân đội Ukraine (AFU), thông qua việc thu thập thông tin tình báo, phối hợp vũ khí và bố trí chiến thuật khéo léo.

Tiếp theo, chúng ta hãy cùng phân tích từng bước một và xem RFAF đã thực hiện cuộc tấn công được lên kế hoạch tỉ mỉ này như thế nào.

Trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào, nắm bắt vị trí và trang bị của đối phương là nhiệm vụ cơ bản nhất. RFAF đã nỗ lực rất nhiều trong vấn đề này. Ngày 6/5/2023, RFAF đã chủ động phóng tên lửa siêu thanh Kinzhal để tấn công thăm dò Kiev.

Mặc dù hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Ukraine đã đánh chặn thành công tên lửa, nhưng nó cũng đã làm lộ vị trí trận địa của họ. RFAF đã chớp thời cơ này, nhanh chóng sử dụng thiết bị do thám mặt đất và trinh sát điện tử, để khóa tọa độ chính xác của trận địa Patriot.

Động thái này khá khôn ngoan, sử dụng một cuộc tấn công thăm dò tên lửa, để buộc hệ thống phòng không Ukraine phải bộc lộ vị trí. Thông thường, các hệ thống phòng không như Patriot được che giấu rất kỹ, chỉ để lộ tín hiệu radar và quỹ đạo phóng khi khai hỏa.

Tuy nhiên, bằng cách dụ địch tấn công, RFAF không chỉ thu được thông tin tình báo giá trị, mà còn mở đường cho các cuộc tấn công tiếp theo.

Sử dụng nhiều phương pháp để đánh nghi binh đối phương

Tối ngày 16/5, RFAF chính thức phát động cuộc tấn công lớn. Chiến dịch này không phải là một cuộc tấn công vũ khí đơn lẻ, mà là sự kết hợp giữa UAV tự sát tầm xa, tên lửa hành trình và tên lửa siêu thanh Kinzhal; tạo thành một cuộc tấn công tổng lực mạnh mẽ.

Nhiệm vụ của UAV tự sát và tên lửa hành trình không phải là trực tiếp phá hủy hệ thống Patriot, mà là làm mồi nhử để buộc hệ thống phòng không Ukraine phải khai hỏa.

Mặc dù khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không Patriot tương đối mạnh, nhưng số lượng bệ phóng của nó lại hạn chế và chỉ có thể xử lý một số lượng mục tiêu nhất định cùng một lúc.

RFAF ban đầu sử dụng UAV tự sát và tên lửa hành trình để tấn công các trận địa phòng không của Ukraine, buộc AFU phải khai hỏa lực lượng phòng không để đánh chặn. Chiến lược này đã tiêu tốn đáng kể kho tên lửa của hệ thống Patriot, đồng thời làm AFU mất cảnh giác, tạo cơ hội cho một đòn chí mạng sau đó.

Tên lửa Kinzhal, đòn đánh kinh hoàng

Tiếp theo, “nhân vật chính” của trận đánh đã xuất hiện, đó chính là tên lửa siêu thanh Kinzhal. Tốc độ của tên lửa này vượt quá 10 lần tốc độ âm thanh, quỹ đạo bay linh hoạt và dễ thay đổi, khiến việc đánh chặn gần như bất khả thi. Lần này, RFAF đã phóng hai tên lửa Kinzhal, nhắm thẳng vào trận địa phóng Patriot của Ukraine.

Mặc dù AFU đã phản công hết sức mình, nhưng hệ thống phòng không Patriot của họ không kịp phản ứng trước tốc độ và độ linh hoạt cực cao của tên lửa Kinzhal. Kết quả là 2 tên lửa Kinzhal đã bắn trúng mục tiêu và phá hủy hoàn toàn xe phóng của hệ thống Patriot.

Cuộc tấn công này ngay lập tức xé toạc mạng lưới phòng không của Ukraine, và các cuộc không kích tiếp theo của Nga dường như diễn ra suôn sẻ hơn.

Chiến thuật linh hoạt để tấn công bất ngờ đối phương

Thành công của chiến dịch của RFAF có thể được tóm tắt là “dụ kẻ thù để lộ vị trí và tấn công chính xác”. Thông qua các cuộc tấn công thăm dò được thiết kế kỹ lưỡng, AFU đã buộc phải để lộ vị trí hệ thống phòng không của mình, và sau đó, nhịp độ phòng thủ của đối phương bị phá vỡ thông qua sự phối hợp của nhiều lực lượng. Cuối cùng, một đòn chí mạng đã được giáng xuống bằng tên lửa siêu thanh.

Chiến thuật này vừa đơn giản vừa cực kỳ hiệu quả, phát huy tối đa lợi thế công nghệ vũ khí của Nga và nắm bắt chính xác các lỗ hổng phòng thủ của AFU.

Ngoài ra, RFAF còn thể hiện sự linh hoạt chiến thuật tuyệt vời. Họ không đi theo các phương pháp chiến thuật truyền thống, mà điều chỉnh theo diễn biến chiến trường để tối đa hóa hiệu quả chiến đấu thực tế của tên lửa Kinzhal.

Ngoài việc dựa vào vũ khí hiện đại, chiến thắng của Nga trong trận đánh này còn phụ thuộc nhiều hơn vào tư duy chiến thuật và sự phối hợp chính xác.

Những kinh nghiệm rút ra

Việc quân đội Nga phá hủy thành công hệ thống phòng không Patriot của Ukraine, đã mang lại nhiều bài học quý giá đáng học hỏi.

Thứ nhất, tầm quan trọng của việc trinh sát nắm địch

RFAF có thể phá hủy hệ thống phòng không Patriot của Ukraine, trước hết là nhờ vào việc thu thập thông tin tình báo chính xác. Nếu không có việc phát hiện vị trí của đối phương thông qua các cuộc tấn công thăm dò và sự phối hợp của các điệp viên và thiết bị trinh sát điện tử, RFAF hoàn toàn không thể khóa mục tiêu.

Điều này cũng nhắc nhở chúng ta rằng, tình báo là yếu tố then chốt trong chiến tranh hiện đại. Dù vũ khí có tiên tiến đến đâu, cũng vô ích nếu không thể tìm thấy mục tiêu.

Ứng dụng của vũ khí siêu thanh

Tên lửa siêu thanh Kinzhal của RFAF đã chứng minh được những ưu thế vượt trội trong trận chiến này. Tốc độ và khả năng cơ động của nó khiến đối phương gần như không thể phòng thủ, chứng minh giá trị chiến lược của vũ khí siêu thanh trên chiến trường hiện đại.

Kinh nghiệm của RFAF cho thấy, nếu chỉ dựa vào tên lửa siêu thanh là chưa đủ, và sự phối hợp chiến thuật là vô cùng quan trọng. Việc sử dụng UAV và tên lửa hành trình để thu hút sự chú ý của đối phương và tạo cơ hội cho tên lửa Kinzhal là một ý tưởng chiến thuật đáng học hỏi. Sự phối hợp chiến thuật đa dạng này, chính là chìa khóa để giành chiến thắng trong chiến tranh.

Hoạt động phối hợp đa lực lượng

Chiến tranh hiện đại không còn là cuộc chiến giữa một quân chủng đơn lẻ nữa, mà đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các quân binh chủng. Một trong những chìa khóa thành công của RFAF lần này, là sự kết hợp giữa UAV, tên lửa hành trình và tên lửa siêu thanh, đã phá vỡ hệ thống phòng không của AFU.

Chiến tranh hiện đại đòi hỏi sự kết nối liền mạch và hiệp đồng chặt chẽ giữa các binh chủng khác nhau của quân đội.

Tính linh hoạt về mặt chiến thuật và khả năng thích ứng tại chỗ

Cuối cùng, thành công của RFAF còn được phản ánh ở tính linh hoạt chiến thuật. Khả năng thích ứng với tình hình chiến trường, thay vì tuân thủ nguyên tắc cứng nhắc; đây là yếu tố vô cùng quan trọng.

Chiến tranh hiện đại đầy rẫy bất trắc, và môi trường chiến trường thay đổi nhanh chóng, vì vậy các cấp chỉ huy phải có khả năng ứng phó linh hoạt. Những chiến thuật như vậy đòi hỏi các cấp chỉ huy phải có đủ khả năng ra quyết định và thực thi chiến thuật trong thực chiến.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan