Nội dung chính
Khi những bức ảnh lộng lẫy từ lễ tốt nghiệp tại Đại học Thanh Đảo (Trung Quốc) còn đang lan truyền khắp mạng xã hội thì một thông tin khác cũng bất ngờ leo lên top tìm kiếm Weibo với sắc thái hoàn toàn trái ngược.
Theo đó, một quản lý ký túc xá tại chính ngôi trường này vừa qua đời trong căn phòng nhỏ hẹp, ngột ngạt, không điều hoà, nghi do cảm nhiệt. Sự tương phản tàn nhẫn giữa sự xa hoa và tồi tàn ấy đã khiến dư luận bùng nổ phẫn nộ.
Bi kịch trong căn phòng 6m² không điều hòa
Theo truyền thông Trung Quốc, ngày 6/7, một nam nhân viên quản lý ký túc xá 58 tuổi tại khu ký túc xá Doanh Viên, cơ sở Phù Sơn của Đại học Thanh Đảo, được phát hiện trong trạng thái hôn mê tại phòng trực. Dù được đưa đi cấp cứu, ông đã không qua khỏi. Phòng trực nơi ông làm việc và sinh sống chỉ rộng khoảng 6m², là nhà cấp 4 không điều hòa, thông gió kém. Vào ngày xảy ra sự việc, nhiệt độ thực tế trong phòng lên tới 51℃, trong khi nhiệt độ cảm nhận ngoài trời ở khu vực trung tâm Thanh Đảo vượt ngưỡng 40℃.

Mọi người có mặt tại hiện trường vụ việc.

Bác quản lý được sinh viên rất yêu quý.
Không chỉ vậy, những tình tiết sau đó được phanh phui càng khiến dư luận đau lòng. Cụ thể, ông đã bị nhà trường nợ lương tới 8 tháng, cuộc sống nghèo khó đến mức bữa ăn chỉ là mì gói, quần áo mặc hàng ngày là đồ cũ do sinh viên bỏ lại. Trước khi mất, ông từng vui vẻ khoe với sinh viên rằng vừa nhặt được một chiếc áo bông và đôi giày cũ, định để dành mặc mùa đông.
Không chỉ yêu thương học sinh, ông còn nhận nuôi nhiều chú mèo hoang quanh ký túc. Trong khi bản thân sống trong không gian ngột ngạt, ông vẫn cố gắng bật quạt cho đàn mèo con. Tình thương và sự nhẫn nhịn của người đàn ông ấy trở thành ngọn lửa bùng lên trong lòng sinh viên, dẫn tới làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội.
Sự tương phản gi ữa l ễ tốt nghiệp xa hoa và điều kiện sống tồi tàn
Chỉ vài ngày trước khi vụ việc được lan truyền, Đại học Thanh Đảo vừa tổ chức lễ tốt nghiệp hoành tráng với sân khấu lớn, đèn LED rực rỡ, màn biểu diễn nghệ thuật công phu và hàng loạt hoạt động PR hình ảnh. Lễ tốt nghiệp được livestream, nhận về nhiều lời khen vì “chuyên nghiệp không thua kém chương trình truyền hình”. Thế nhưng sự lộng lẫy ấy, khi đặt cạnh sự ra đi âm thầm của một nhân viên tận tụy, lại trở thành đối lập đau lòng.
Sinh viên Đại học Thanh Đảo không giấu nổi tức giận, họ bắt đầu chia sẻ những hình ảnh thật về ký túc xá như tường bong tróc, nhà vệ sinh cũ kỹ, phòng chật như hộp diêm… tương phản hoàn toàn với hình ảnh lung linh mà nhà trường cố xây dựng bên ngoài.

Việc tổ chức lễ tốt nghiệp công phu cho sinh viên không sai, nhưng việc nhà trường mạnh tay chi cho hình thức, trong khi lại tiết kiệm với nhu cầu thiết yếu của sinh viên và nhân viên, khiến nhiều người bức xúc.
Cũng trong buổi sáng ngày 6/7, một nữ sinh tại ký túc xá Doanh Viên bị cảm nắng do thời tiết nắng nóng và phải gọi xe cấp cứu đưa đi bệnh viện. Sinh viên phản ánh phòng ở không có điều hòa, quạt gió cũng không hoạt động hiệu quả, nhiệt độ trong phòng 8 người lên đến gần 40℃, nhiều người mất ngủ vì nóng, hoặc bị đánh thức lúc nửa đêm vì không chịu nổi nhiệt độ.

Cũng trong buổi sáng ngày 6/7, một nữ sinh tại ký túc xá Doanh Viên bị cảm nắng do thời tiết nắng nóng và phải gọi xe cấp cứu đưa đi bệnh viện.

Sinh viên tố cơ sở vật chất của nhà trường không đảm bảo.
Loạt câu hỏi của dư luận
1. Trách nhiệm thuộc về ai?
Phòng tuyển sinh nhà trường cho biết vị trí quản lý ký túc xá do công ty dịch vụ bên ngoài phụ trách, nên nhà trường “không rõ tình hình cụ thể”. Tuy nhiên, sinh viên phản bác rằng người quản lý này phụ trách toàn bộ công việc sửa chữa trong trường, bao gồm cả cơ sở Kim Gia Lĩnh và thực tế đã bị nợ lương trong thời gian dài. Việc nhà trường đổ trách nhiệm cho đơn vị “ngoài hợp đồng” bị đánh giá là né tránh.
2. Cam kết lắp điều hòa
Nhà trường thừa nhận các năm trước chưa lắp điều hòa cho ký túc, với lý do “Thanh Đảo vào mùa này thường không nóng, sinh viên đã nghỉ hè”. Tuy nhiên, năm 2025 có nhiệt độ bất thường, nhà trường cam kết sẽ lắp điều hòa đồng bộ cho toàn bộ ký túc xá trong kỳ nghỉ hè này.
Dù vậy, sinh viên nghi ngờ về khả năng thực hiện, bởi đến ngày 6/7 vẫn chưa có thiết bị nào được lắp đặt. Đặc biệt, phòng trực – nơi người quản lý sinh sống cũng không nằm trong diện được trang bị điều hòa.
3. Phân bổ tài nguyên không công bằng
Nhiều sự bất công được nêu ra như ký túc xá của du học sinh có điều hòa, văn phòng lãnh đạo trường luôn giữ nhiệt độ ổn định 26℃, trong khi sinh viên và nhân viên tầng thấp phải chịu cảnh nóng bức. Trường có ngân sách năm 2025 lên tới 2,98 tỷ NDT (khoảng 9.800 tỷ VND), nhưng khoản đầu tư cho điều hòa chỉ chiếm 0,5% (khoảng 14 triệu NDT). Trong khi đó, chỉ riêng lễ tốt nghiệp hồi tháng 6 đã tiêu tốn hàng triệu NDT để dàn dựng như một buổi hòa nhạc.
4. Thiếu cơ chế phản ứng khẩn cấp
Dù đã có cảnh báo nắng nóng từ chính quyền, nhà trường không triển khai các biện pháp chống nóng như mở phòng tránh nắng, cấp phát vật dụng làm mát hay hỗ trợ sinh viên. Nhiều sinh viên cho biết họ đã phản ánh nhưng không được giải quyết.
Câu chuyện vẫn nhận được sự quan tâm của dân tình.
Theo Sina
Đọc bài gốc tại đây.