Trang chủ Công nghệCNQP Su-35 Nga hay J-10C Trung Quốc sẽ giúp Iran xoay chuyển cục diện?

Su-35 Nga hay J-10C Trung Quốc sẽ giúp Iran xoay chuyển cục diện?

bởi Admin
0 Lượt xem

Ngay sau khi Không quân Israel mở màn chiến dịch tấn công ồ ạt vào lãnh thổ Iran hôm 13/6, nhiều chuyên gia quốc tế đã đặt câu hỏi: Vì sao Iran, một cường quốc tên lửa có hệ thống phòng không tầm xa Bavar 373 cùng hàng ngàn UAV và đạn đạo, lại không thể ngăn chặn đối thủ?

Một phần câu trả lời được chỉ ra là thiếu vắng hoàn toàn lực lượng tiêm kích hiện đại – thứ vốn đóng vai trò “xương sống” trong bất kỳ mạng lưới phòng không hiện đại nào. Iran hiện vẫn duy trì đội hình gồm khoảng 16 phi đội máy bay chiến đấu, nhưng tất cả đều đã lạc hậu hàng thập kỷ, từ F-14A Tomcat, F-4 Phantom II tới MiG-29A và Su-22. Sự tụt hậu này buộc Iran phải phụ thuộc hoàn toàn vào phòng không mặt đất và các đòn tấn công trả đũa bằng tên lửa, UAV, trong khi để hở toàn bộ không phận cho Israel khai thác triệt để.

Iran thất thủ vì thiếu tiêm kích hiện đại: Su - 35 hay j - 10 C có cứu vãn được không? - Ảnh 1.

Những bình luận trái chiều

Giữa lúc làn sóng chỉ trích bùng lên, đặc biệt nhắm vào Nga và Trung Quốc – hai quốc gia sản xuất Su-35 và J-10C, nhưng không chuyển giao cho Iran, cựu lính thủy đánh bộ Mỹ kiêm nhà phân tích địa chính trị Brian Berletic đã lên tiếng bảo vệ Moskva và Bắc Kinh.

Theo ông, ngay cả khi các chiến đấu cơ hiện đại được cung cấp miễn phí, Iran cũng sẽ không thể vận hành hiệu quả trong nhiều năm do thiếu cơ sở hậu cần, huấn luyện, bảo trì và hệ thống tiếp vận tương thích. Thậm chí, Berletic tuyên bố rằng Iran sẽ cần ít nhất 100-300 chiến đấu cơ thế hệ mới, cùng đội ngũ phi công có trình độ tương đương Mỹ và Israel, để có thể tạo ra thế cân bằng.

Tuy nhiên, những lập luận trên nhanh chóng bị nhiều chuyên gia phản bác. Thực tế cho thấy Iran không phải khởi động từ con số 0. Nước này từng vận hành F-14 – một trong những máy bay khó bảo trì nhất thế giới trong hơn 40 năm mà không có bất kỳ hỗ trợ kỹ thuật nào từ Mỹ. Ngoài ra, Iran cũng đang sử dụng nhiều dòng máy bay theo chuẩn Liên Xô, bao gồm MiG-29A, Su-24M, Su-22 và J-7 Trung Quốc.

Iran thất thủ vì thiếu tiêm kích hiện đại: Su - 35 hay j - 10 C có cứu vãn được không? - Ảnh 2.

Điều này đồng nghĩa với việc chuyển đổi sang các dòng như MiG-35, Su-30SM hay J-10C, những máy bay có cấu trúc hậu cần tương thích là hoàn toàn khả thi trong thời gian ngắn. Ấn Độ từng thực hiện quá trình chuyển đổi tương tự từ MiG-29 sang Su-30MKI chỉ trong vòng chưa đầy hai năm, bất chấp khối lượng kỹ thuật tăng cao.

Một trong những nhận định đáng tranh cãi nhất của Berletic là cho rằng Iran cần tới hàng trăm tiêm kích thế hệ mới để tạo ra ảnh hưởng chiến lược. Trên thực tế, ngay cả một phi đội khoảng 40-50 chiếc Su-35, J-10C hoặc J-16 cũng có thể làm thay đổi cuộc chơi.

Iran có lợi thế đánh trận trên sân nhà, nơi hệ thống radar mặt đất và tên lửa phòng không tầm xa như Bavar 373, Khordad-15 hoạt động hiệu quả. Sự hiện diện của máy bay chiến đấu hiện đại sẽ giúp chia sẻ gánh nặng phát hiện, cảnh báo và chỉ thị mục tiêu, đồng thời bảo vệ hệ thống phòng không khỏi bị vô hiệu hóa bởi máy bay Israel. Trong mô hình phòng không tích hợp, sự kết hợp giữa radar trên không và mặt đất là yếu tố sống còn – điều mà Iran hiện không thể đạt được vì thiếu tiêm kích hiện đại.

Việc có tiêm kích thế hệ 4++ như Su-35 hoặc J-10C cũng sẽ đặt ra bài toán lớn cho Không quân Israel. Để đối phó, Tel Aviv sẽ buộc phải điều chỉnh chiến thuật, phân bổ lại nhiệm vụ cho các đơn vị F-35, buộc phải ưu tiên không chiến thay vì tập trung dồn hỏa lực vào các mục tiêu phòng không và hạ tầng chiến lược của Iran.

Ngoài ra, những máy bay này với radar AESA, tên lửa tầm xa như PL-15 hay R-77M hoàn toàn có thể đe dọa máy bay tiếp dầu, yếu tố sống còn giúp Israel duy trì hiện diện trên không phận Iran. Ngay cả trong tình huống yếu thế hơn, chỉ cần kết hợp giữa tiêm kích và hệ thống phòng không tầng sâu, Iran vẫn có thể gây tổn thất nghiêm trọng cho Israel, đặc biệt là với các máy bay như F-15A/C và F-16 đang chiếm đa số và vẫn sử dụng radar quét cơ lạc hậu.

Iran thất thủ vì thiếu tiêm kích hiện đại: Su - 35 hay j - 10 C có cứu vãn được không? - Ảnh 3.

Sự chậm trễ của Iran

Năm 2020, lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc với Iran chính thức hết hiệu lực, tạo điều kiện cho Tehran tự do nhập khẩu vũ khí hiện đại, bao gồm máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, suốt 5 năm qua, Iran không tiến hành bất kỳ hợp đồng nào quy mô lớn nhằm thay thế phi đội cũ kỹ của mình. Trong khi các quốc gia như Pakistan có thể mua phi đội J-10C trị giá chỉ khoảng 3-5 tỷ USD, thì cái giá Iran đang phải trả cho sự chần chừ lại đắt gấp nhiều lần: mất quyền kiểm soát không phận, các mục tiêu trọng yếu bị tấn công, thiệt hại kinh tế lẫn uy tín chiến lược.

Cuộc xung đột vừa qua cho thấy rõ rằng dù sở hữu hàng nghìn tên lửa đạn đạo và UAV, nhưng việc thiếu vắng lực lượng không quân hiện đại khiến Iran không thể áp đặt thế trận hay bảo vệ bầu trời của chính mình. Nếu Tehran vẫn duy trì quyền kiểm soát sau chiến sự, rất có thể một làn sóng mua sắm tiêm kích thế hệ mới sẽ được khởi động, như một bài học được trả giá bằng chính máu và lửa.

 (Theo Military Watch)

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan