Trang chủ Công nghệCNQP Chuyện có một không hai: “Su-27 Liên Xô phóng tên lửa Mỹ diệt hệ thống phòng không Nga”

Chuyện có một không hai: “Su-27 Liên Xô phóng tên lửa Mỹ diệt hệ thống phòng không Nga”

bởi Admin
0 Lượt xem

Phép lai Đông – Tây thay đổi cuộc chơi

Một đoạn video được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội X cho thấy, một chiến đấu cơ Su-27 Flanker của Không quân Ukraine đã tiêu diệt thành công một tổ hợp tên lửa phòng không Nga bằng tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM do Mỹ sản xuất. Đây là lần đầu tiên trong cuộc xung đột, một tiêm kích đời Liên Xô của Ukraine được ghi nhận sử dụng HARM để thực hiện nhiệm vụ chế áp phòng không (SEAD) – điều vốn dĩ chỉ thấy ở các máy bay F-16CJ hay EA-18G Growler của Mỹ.

Su - 27 Liên Xô phóng tên lửa HARM , thay đổi cuộc chơi công nghệ phòng không Nga - Ảnh 1.

Chiếc Su-27 tham gia nhiệm vụ thuộc Lữ đoàn Không quân Chiến thuật số 39. Trong lần xuất kích này, nó đóng vai trò hộ tống cho một biên đội tấn công và đã triển khai thành công tên lửa HARM để tiêu diệt mục tiêu phát sóng radar – khả năng mà chính các nhà thiết kế Su-27 trước đây có lẽ chưa từng hình dung.

Cuộc tấn công diễn ra đầu tháng 6, khi Su-27 bay thấp để tránh bị phát hiện, sử dụng thiết bị điều khiển có thể là giao diện NATO cài trên máy tính bảng, nhằm kết nối với hệ thống điều khiển tên lửa phương Tây. Theo nhiều nguồn, vụ phóng dẫn đến vụ nổ lớn làm nổ cả kho đạn của hệ thống phòng không Nga, cho thấy đòn đánh chính xác vào radar hoặc bệ phóng.

AGM-88 HARM

AGM-88 HARM là loại tên lửa được thiết kế để “bắt sóng” radar và tiêu diệt ngay tại nguồn. Dài 4,17m, nặng 355kg và đạt vận tốc tới Mach 2.9, HARM có thể tấn công mục tiêu ở cự ly hơn 130km tuỳ vào độ cao phóng. Đầu dò sóng của nó quét được trên dải tần rộng, khiến các tổ hợp phòng không như Pantsir-S1, Buk-M2 hay Tor-M2 trở thành con mồi lý tưởng nếu còn bật radar.

Su - 27 Liên Xô phóng tên lửa HARM , thay đổi cuộc chơi công nghệ phòng không Nga - Ảnh 2.

Tên lửa hoạt động theo ba chế độ: bắn theo tọa độ lập trình trước, tự động tìm sóng radar và chớp thời cơ nếu phát hiện phát xạ. Để tích hợp vào Su-27, Ukraine có thể đã sử dụng thiết bị trung gian hoặc pod tương thích với NATO, điều chưa từng xuất hiện trước đây trên chiến đấu cơ Đông Âu. Chính sự lai ghép công nghệ giữa thiết kế Liên Xô và vũ khí phương Tây đã mở ra bước ngoặt: một chiếc máy bay được sinh ra để đối đầu với F-15 Mỹ, nay lại mang theo chính tên lửa Mỹ để tiêu diệt khí tài Nga.

Phòng không Nga gặp khủng hoảng?

Mục tiêu trong vụ không kích chưa được xác định cụ thể, nhưng nhiều khả năng là các tổ hợp phòng không tầm ngắn hoặc trung như Pantsir-S1, Buk-M2 hoặc Tor-M2 – những hệ thống thường xuất hiện tại các tuyến đầu. Điểm yếu chí tử của các tổ hợp này là phụ thuộc vào radar để dò tìm và dẫn bắn, điều mà HARM lại khai thác triệt để. Khi bị theo dõi bởi HARM, người vận hành chỉ còn hai lựa chọn: tắt radar để tránh bị tiêu diệt – đồng nghĩa mất tác dụng, hoặc giữ radar bật – và chấp nhận “ăn đạn”.

Su - 27 Liên Xô phóng tên lửa HARM , thay đổi cuộc chơi công nghệ phòng không Nga - Ảnh 3.

Dù Nga sở hữu các tổ hợp S-400 có tầm bắn tới 400km và radar có thể phát hiện máy bay ở khoảng cách 600km, nhưng phần lớn S-400 lại được bố trí ở phía sau. Tuy có khả năng phòng thủ theo từng lớp, mạng lưới phòng không của Nga bị tổn hại nghiêm trọng khi các đơn vị tầm ngắn như Pantsir bị tiêu diệt, tạo ra khoảng trống chết người trong lưới phòng không tổng thể.

Theo thống kê từ Oryx và các nguồn mã nguồn mở, hàng chục hệ thống Pantsir, Buk, Tor của Nga đã bị phá huỷ kể từ đầu chiến sự, nhiều trong số đó bị tấn công bằng drone, pháo phản lực, hoặc HARM. Ukraine đã tận dụng tối đa các nguồn thông tin tình báo từ NATO như máy bay AWACS hay vệ tinh Mỹ để xác định vị trí radar Nga và tung đòn chế áp chính xác.

Kỳ tích kỹ thuật

AGM-88 từng là biểu tượng SEAD của Không quân Mỹ trong Chiến tranh Vùng Vịnh, khi những chiếc F-4G Wild Weasel xoá sổ hệ thống phòng không Iraq. Ukraine nay đang lặp lại chiến thuật đó, nhưng với khí tài vốn được Liên Xô thiết kế để đối đầu với Mỹ. Việc Ukraine thực hiện cải tiến này trên Su-27 được xem là một kỳ tích về mặt kỹ thuật, thể hiện năng lực thích nghi vượt trội trong bối cảnh thiếu thốn.

Su - 27 Liên Xô phóng tên lửa HARM , thay đổi cuộc chơi công nghệ phòng không Nga - Ảnh 4.

Không chỉ Su-27, Ukraine còn tích hợp tên lửa Storm Shadow vào MiG-29, và thậm chí cả máy bay vận tải An-26. Cách tiếp cận này tuy không hoàn hảo như tiêm kích phương Tây, nhưng đã chứng minh hiệu quả chiến trường và giúp họ duy trì thế trận. Tuy nhiên, do số lượng Su-27 chỉ còn chưa đầy 70 chiếc và phụ thuộc nặng vào bảo dưỡng nước ngoài, mỗi lần xuất kích là một lần đánh cược.

Ngược lại, Nga dù sở hữu tên lửa Kh-31P tương đương HARM và triển khai trên Su-34 hay Su-35, nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng về hiệu quả của chúng khi đối đầu với mạng lưới phòng không Ukraine.

Khi “di sản Liên Xô” trở thành mũi nhọn NATO

Đòn tấn công thành công của Su-27 không chỉ là một chiến thắng chiến thuật mà còn là chiến thắng hình ảnh. Video về vụ phóng HARM lan truyền mạnh, trở thành công cụ tuyên truyền hữu hiệu của Ukraine và là lời cảnh tỉnh cho Moskva.

Cuộc xung đột hiện tại không chỉ là cuộc đọ sức hỏa lực, mà là nơi các di sản cũ đang được khoác áo mới. Và trong bức tranh ấy, mỗi chiếc Su-27 Ukraine không còn là biểu tượng của chiến tranh Lạnh, mà là minh chứng cho một cuộc chiến lai ghép, nơi sáng tạo trở thành vũ khí đáng sợ nhất.

(Theo Bulgarianmilitary)

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan