Trang chủ Đời sống Trên cơ thể trẻ, 3 bộ phận càng “nổi bật” thì lớn lên càng là người có phúc: Dù chỉ chiếm 1 cũng rất tốt

Trên cơ thể trẻ, 3 bộ phận càng “nổi bật” thì lớn lên càng là người có phúc: Dù chỉ chiếm 1 cũng rất tốt

bởi Admin
0 Lượt xem

Người xưa thường nói: Trẻ có phúc hay không, nhìn từ nhỏ là biết. Thật ra, những lời xưa ấy không phải vô lý. Theo khoa học, ó một vài đặc điểm trên cơ thể trẻ nếu nhìn “nổi bật” hơn bình thường, thì thật sự có thể là dấu hiệu cho thấy sự phát triển tốt của não bộ và thể chất.

Dưới đây là 3 bộ phận nếu càng “nổi bật”, thì trẻ lớn lên càng có triển vọng, càng là người “có phúc”. Dù chỉ chiếm một, cũng đáng mừng rồi!

Ảnh minh họa

1. Trán đầy đặn

Chúng ta từng thấy trong các bộ phim cổ trang, có cảnh một ông lão tóc bạc nhìn nhân vật chính rồi phán: “Thiên đình đầy đặn, địa các vuông tròn, sau này nhất định làm nên nghiệp lớn”. “Thiên đình, địa các” ở đây chính là trán và cằm. Nghe thì như mấy lời mê tín ngày xưa, nhưng thực ra cũng có lý lẽ nhất định. Đặc biệt với trẻ nhỏ, phần trán đầy đặn, rộng và cao không chỉ giúp gương mặt trông sáng sủa, mà còn thường là dấu hiệu cho thấy não bộ phát triển tốt.

Xét về khoa học, vùng trán tương ứng với thùy trán của não – nơi phụ trách các chức năng như: lập kế hoạch, suy nghĩ, ra quyết định, kiểm soát cảm xúc và tập trung chú ý. Đây chính là “tổng chỉ huy” trong não – nơi giúp con người trở nên thông minh, sâu sắc và có khả năng tư duy. Khi trẻ còn nhỏ, não bộ vẫn đang phát triển, đặc biệt là vùng thùy trán phát triển rất nhanh.

Bạn sẽ thấy, có những đứa trẻ trán tròn đầy, hơi nhô ra, đừng vội chê “xấu” hay “khác thường”. Bởi vì đó thường là dấu hiệu cho thấy vùng não phụ trách tư duy đang rất “năng động”.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa trẻ có trán nhỏ thì không thông minh. Mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển não khác nhau, nhưng nếu trẻ có trán đầy, mắt sáng, phản xạ nhanh, nói sớm – thường là do vùng “trí tuệ” này phát triển sớm.

2. Ngón tay linh hoạt

Người ta thường nói: “Tay khéo thì tâm sáng”. Câu này rất đúng với trẻ nhỏ. Bạn để ý sẽ thấy, những đứa trẻ có ngón tay linh hoạt từ nhỏ thường rất lanh lợi, học cái gì cũng nhanh. Vì sao vậy? Bởi vì tay động là não cũng phải hoạt động. 

Khoa học đã chứng minh: Trẻ càng sớm rèn luyện các động tác tay như bóp, nhặt, vặn, cầm…, thì càng kích thích vùng não điều khiển sự phối hợp và vận động tinh.

Trên đầu ngón tay có hàng vạn dây thần kinh. Khi trẻ cầm hạt đậu, vặn nắp chai, cài cúc áo – nhìn thì là dùng tay, nhưng thực chất là não đang tính toán: Cầm thế nào? Dùng lực ra sao? Làm theo chiều nào?

Toàn bộ chuỗi hành động này đều cần sự phối hợp chặt chẽ của não bộ. Đặc biệt, khi trẻ bắt đầu biết dùng ngón cái và ngón trỏ để kẹp vật (như nhặt hạt gạo, cầm đũa) – đó không phải hành động đơn giản, mà là một dấu hiệu cho thấy não bộ đang trưởng thành.

Có những bé mới 2–3 tuổi đã biết dùng đũa gắp thức ăn, tự cài cúc áo, mang vớ – thì thường là quan sát tinh tế, hiểu nhanh, khả năng thao tác cũng tốt.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại sợ con làm dơ, làm rơi đồ, hoặc thấy con chậm chạp nên hay làm thay con. Điều này lại vô tình tước đi cơ hội luyện tay – luyện não của trẻ.

Càng cho trẻ rèn luyện tay sớm, thì càng kích thích não phát triển sớm. Những hoạt động nhỏ như: Xếp hình, xé giấy, nhét ống hút, cài cúc áo – trông thì đơn giản, nhưng lại rất có lợi cho trí tuệ.

Những bé vào lớp 1 viết chữ đẹp, tính toán nhanh, vẽ giỏi… thường là những bé đã “chơi tay” rất nhiều khi còn nhỏ. Kể cả khi con nghịch bút tô vẽ lung tung hay cầm muỗng khuấy nước, nếu không nguy hiểm thì đừng cản.

Vì tay càng hoạt động, thì đầu óc càng lanh lẹ.

3. Ánh mắt tập trung – Ngồi yên học được – Tương lai chẳng hề kém

Có một kiểu trẻ, khi chơi thì cực kỳ “nhập tâm”. Gặp đúng món đồ mình thích, con có thể ngồi hàng giờ chăm chú lắp ráp, xếp hình, đọc sách tranh, đến nỗi bạn gọi cũng chưa chắc trả lời. Ánh mắt ấy chính là biểu hiện của sự tập trung – một dạng thông minh thật sự.

Nghiên cứu cho thấy: Khả năng kiểm soát sự chú ý của trẻ là nền tảng cho việc học, ghi nhớ, tư duy, thậm chí là điều chỉnh cảm xúc. Mà khả năng tập trung lại thể hiện rõ qua ánh mắt: Mắt không liếc ngang dọc, mà có thể “dán” vào một mục tiêu duy nhất, chứng tỏ hệ thần kinh kiểm soát chú ý – đặc biệt là vùng thùy trán – đang hoạt động tốt.

Trẻ kiểm soát được bản thân, ít bị xao nhãng thì học gì cũng vào nhanh hơn.

Ngay từ lúc một tuổi, nếu bé có thể tập trung nhìn vào một món đồ chơi động, hoặc chăm chú nhìn gương mặt người đối diện vài giây, thì đó đã là dấu hiệu luyện chú ý. Nếu trẻ không ngồi yên, không có món đồ chơi nào làm con tập trung được thì có thể sự phát triển của khả năng chú ý đang hơi chậm. Lúc này, bố mẹ nên cùng con chơi các trò như “tìm đồ vật”, “nhìn tranh tìm điểm khác nhau”, xếp hình… để rèn luyện khả năng “ánh mắt bám theo mục tiêu”.

Sau này khi đi học, việc nghe giảng, viết bài, ghi nhớ – tất cả đều cần đến khả năng tập trung.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan