Cùng Chu Bá Thông phân tích và so sánh sức mạnh của hai thế lực này, đồng thời tìm hiểu xem liệu có yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả trận đấu qua bài viết dưới đây.
Độc Cô Cầu Bại và Ngũ Tuyệt: Ai mạnh hơn?
Trong thế giới võ hiệp của Kim Dung, Độc Cô Cầu Bại và Ngũ Tuyệt (Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái, Trung Thần Thông) đều là những cao thủ lừng lẫy. Độc Cô Cầu Bại bí ẩn như một màn sương, cả đời tìm kiếm đối thủ xứng tầm. Ngũ Tuyệt lại là những cao thủ hàng đầu được giang hồ công nhận, mỗi người đều sở hữu tuyệt kỹ riêng. Nếu hai thế lực này chạm trán, bên nào sẽ chiến thắng?

Độc Cô Cầu Bại bí ẩn như một màn sương, cả đời tìm kiếm đối thủ xứng tầm. (Ảnh: Sohu)
Độc Cô Cầu Bại nổi tiếng nhất chính là Độc Cô Cửu Kiếm tự sáng tạo và sự lĩnh hội về kiếm đạo. Bộ kiếm pháp này được cho là có thể phá giải mọi võ công trên đời. Từ Phá Kiếm Thức đến Phá Khí Thức, bất kể đối thủ sử dụng chiêu thức nào, đều có thể hóa giải. Đỉnh cao hơn nữa, ông đã đạt đến cảnh giới “vô kiếm thắng hữu kiếm, vô chiêu thắng hữu chiêu”. Khi những cao thủ còn mải mê nghiên cứu chiêu thức, ông đã không cần vũ khí, chỉ cần một cành cây cũng có thể làm kiếm. Đây không còn là kiếm pháp đơn thuần, mà là đưa võ học lên tầm triết học.
Ngũ Tuyệt, mỗi người đều có tuyệt kỹ riêng: Hoàng Dược Sư với Đàn Chỉ Thần Công, Âu Dương Phong với Hàm Mô Công, Đoàn Trí Hưng với Nhất Dương Chỉ… Đặt trong giang hồ, đó đều là những tuyệt kỹ khiến người người kính nể.

Ngũ Tuyệt, mỗi người đều có tuyệt kỹ riêng khiến người người kính nể. (Ảnh: Sohu)
Nhưng nếu so sánh với Độc Cô Cầu Bại, vẫn có sự chênh lệch nhất định. Lấy Chu Bá Thông làm ví dụ, ông là “ẩn số” trong Ngũ Tuyệt, tự sáng tạo Không Minh Quyền và Song Thủ Hỗ Bác, một mình địch hai người, thực lực mạnh hơn Ngũ Tuyệt thông thường. Tuy nhiên, nếu thực sự đối đầu với Độc Cô Cầu Bại, e rằng cũng phải chịu thua.
Dương Quá có thể coi là đệ tử của Độc Cô Cầu Bại. Năm xưa, nhờ sự giúp đỡ của Thần Điêu, chàng đã học được kiếm pháp Huyền Thiết Trọng Kiếm, sau này còn tự sáng tạo Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng, xứng đáng là cao thủ cấp bậc Ngũ Tuyệt.

Dương Quá có thể coi là đệ tử của Độc Cô Cầu Bại. (Ảnh: Sohu)
Thế nhưng, ngay cả Dương Quá, so với Độc Cô Cầu Bại vẫn còn kém xa. Khi giao đấu với Kim Luân Pháp Vương, chàng từng nói không cần kiếm cũng có thể thắng, nhưng đến thời khắc quan trọng, vẫn phải dùng Huyền Thiết Trọng Kiếm để giữ mạng. Điều này chứng tỏ, tuy Dương Quá rất mạnh, nhưng so với cảnh giới chỉ dùng một chiếc lá cũng có thể khiến người khác bị thương của Độc Cô Cầu Bại, vẫn còn khoảng cách rất xa.
Chu Bá Thông từng giao thủ với Dương Quá nên biết rõ thực lực của chàng. Nếu ông biết được sự chênh lệch giữa Dương Quá và Độc Cô Cầu Bại lớn đến vậy, chắc chắn sẽ coi Độc Cô Cầu Bại như một cao thủ ở cấp bậc thần tiên. Bởi lẽ, sự lợi hại của Độc Cô Cầu Bại không chỉ nằm ở chiêu thức võ công, mà còn ở sự lĩnh hội về bản chất của võ học. Khoảng cách về cảnh giới này không thể bù đắp bằng cách khổ luyện nội công.

Chu Bá Thông từng giao thủ với Dương Quá nên biết rõ thực lực của chàng. (Ảnh: Sohu)
Một điểm thú vị nữa là: thời đại Độc Cô Cầu Bại hành hiệp, võ học giang hồ đang ở thời kỳ đỉnh cao. Thời điểm đó, cao thủ nhiều như mây, cạnh tranh khốc liệt. Còn thời đại của Ngũ Tuyệt, tuy cũng có rất nhiều cao thủ, nhưng nhìn chung, trình độ võ học đã có phần suy thoái. Xét theo góc độ này, việc Độc Cô Cầu Bại mạnh hơn Ngũ Tuyệt cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, một số độc giả cho rằng tuyệt kỹ của Ngũ Tuyệt rất lợi hại khi thực chiến, chưa chắc đã thua Độc Cô Cầu Bại. Nhưng theo Sohu, cảnh giới vô kiếm của Độc Cô Cầu Bại đã vượt ra khỏi phạm trù võ học thông thường.
Nói cho cùng, trong vũ trụ võ hiệp của Kim Dung, Độc Cô Cầu Bại giống như một “trùm cuối”, còn Ngũ Tuyệt là những cao thủ hàng đầu mà mọi người đều biết đến. Nếu thực sự có một cuộc so tài giữa 2 bên, Độc Cô Cầu Bại nhiều khả năng sẽ giữ vững ngôi vị đỉnh cao của mình. Tuy nhiên, nhờ những cao thủ khác nhau này nên thế giới võ lâm qua bút tích của Kim Dung mới trở nên thú vị.
Theo Sohu, Sina, 163
Đọc bài gốc tại đây.