Trang chủ Quốc tế Lo ngại xung đột Nga-Ukraine, Đức ra quyết định “điều binh” lịch sử: Động thái mạnh ở sườn Đông NATO

Lo ngại xung đột Nga-Ukraine, Đức ra quyết định “điều binh” lịch sử: Động thái mạnh ở sườn Đông NATO

bởi Admin
0 Lượt xem

Quyết định lịch sử của Đức

Tuần này, Đức đã triển khai một lữ đoàn quân sự thường trực tại Vilnius, Lithuania, đánh dấu lần đầu tiên nước này đồn trú quân ở bên ngoài biên giới kể từ khi Thế chiến II kết thúc.

Lữ đoàn lịch sử được điều đến thủ đô Vilnius của Lithuania đã chính thức ra mắt hôm 22/5 trong buổi lễ do Thủ tướng Đức Friedrich Merz chủ trì. Ông Merz tuyên bố rằng: “An ninh của các đồng minh vùng Baltic cũng chính là an ninh của chúng ta”.

Theo đánh giá của NBC News, quyết định quân sự mang tính đột phá của Đức có lẽ là động thái đáng chú ý nhất trong một loạt động thái liên tục của các quốc gia châu Âu nhằm tăng cường phòng thủ ở sườn phía đông của NATO trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine tiếp diễn và Tổng thống Mỹ muốn châu Âu phải chi trả nhiều hơn cho hoạt động phòng vệ.

Trong số các đồng minh châu Âu của Ukraine, 3 quốc gia Baltic là Lithuania, Estonia và Latvia — chỉ được nối với lãnh thổ chính của NATO bằng một hành lang hẹp trải dài giữa Nga và Belarus được gọi là Hành lang Suwalki — có lẽ là những quốc gia dễ bị tổn thương nhất nếu Nga mở rộng tấn công. 

Ông Merz bày tỏ lo ngại về viễn cảnh Nga có thể tìm cách vẽ lại bản đồ châu Âu. Đứng cạnh ông Merz trong buổi lễ, Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda cho biết, Nga và Belarus đã bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở khu vực biên giới với Lithuania.

Lữ đoàn mới củ Đức ở sườn phía đông NATO sẽ bao gồm một đơn vị chiến đấu hạng nặng gồm khoảng 4.800 binh sĩ, hàng trăm nhân viên dân sự và 2.000 phương tiện, bao gồm cả xe tăng. Trụ sở chính sẽ đặt tại Rudninkai, gần Vilnius và dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động hoàn toàn vào cuối năm 2027.

“Bất kỳ ai đe dọa một đồng minh đều phải biết rằng toàn bộ liên minh sẽ cùng nhau bảo vệ từng tấc đất của NATO”, ông Merz nhấn mạnh.

Thủ tướng Đức Thủ tướng Đức Friedrich Merz. Ảnh: Reuters

Tìm cách ngừng phụ thuộc vào Mỹ

Ông Trump đã gây sức ép lên các đồng minh NATO của Mỹ để tăng chi tiêu quân sự, cáo buộc Đức và các nước châu Âu khác “dựa dẫm” vào nguồn lực của Washington và thậm chí còn tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine vào tháng 3 năm nay.

Động thái này cũng đánh dấu sự thay đổi về cam kết của Mỹ đối với an ninh châu Âu vốn đã có từ Thế chiến II.

Sau khi đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo trung hữu của ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Đức hồi tháng 2, ông Merz cho biết “ưu tiên tuyệt đối” của ông là “củng cố châu Âu càng nhanh càng tốt” để dần dần có thể ngừng phụ thuộc vào Mỹ.

Trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên của mình trước quốc hội vào tuần trước, Merz đã cam kết sẽ xây dựng lực lượng “quân đội thông thường mạnh nhất châu Âu” sau nhiều năm bỏ bê. 

Cùng với Đức, các quốc gia “tuyến đầu” khác của châu Âu đã bắt đầu tăng chi tiêu để củng cố biên giới của mình trước Nga. Đầu tháng này, Lithuania tuyên bố sẽ chi khoảng 1,2 tỷ USD cho quân đội, nâng con số này lên 6% GDP hàng năm.

Nước láng giềng Ba Lan gần đây cũng đã phân bổ thêm 2,6 tỷ USD cho lĩnh vực này, nâng con số này lên 4,7% GDP trong năm nay.

Ông Nausėda cho biết: “Chúng tôi hiểu mối đe dọa và tin rằng chúng tôi có thể đối mặt với mối đe dọa cùng với các đồng minh của mình”, lưu ý rằng Lithuania đã lên kế hoạch đạt được mục tiêu mới của NATO là chi 5% GDP cho quốc phòng vào năm tới.

Về phần mình, ông Merz khẳng định: Đức, với tư cách là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, sẽ đạt được mục tiêu này vào năm 2032 dựa trên tính toán 3,5% GDP cho mua sắm quân sự và 1,5% cho cơ sở hạ tầng có liên quan đến quân sự bao gồm đường bộ, cầu cảng.

Dù vậy, cam kết về an ninh Baltic cũng đặt ra một số thách thức cho Đức, bao gồm việc tìm đủ nhân sự sẵn sàng phục vụ ở đó. Vào tháng 1, Bundestag đã thông qua luật để làm cho triển vọng hấp dẫn hơn, bao gồm giờ làm việc linh hoạt hơn và tăng phụ cấp và lương làm thêm giờ.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong 1 cuộc họp video với các quan chức chính phủ rằng quân đội Nga đã bắt đầu tạo ra một “vùng đệm an ninh” dọc biên giới với Ukraine, một ngày sau khi ông đến thăm khu vực Kursk mà Nga đã giành lại từ Ukraine vào đầu tháng này.

 (Theo NBC News, Guardian)

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan