Trang chủ Thể thaoThể thao Việt Nam Màn loạn đả ở SEA Games bị “bêu tên” khắp thế giới và cuộc “lột xác” ngoạn mục của bóng đá Đông Nam Á

Màn loạn đả ở SEA Games bị “bêu tên” khắp thế giới và cuộc “lột xác” ngoạn mục của bóng đá Đông Nam Á

bởi Admin
0 Lượt xem

Màn loạn đả ở SEA Games bị “bêu tên” khắp thế giới

SEA Games 32 chứng kiến U22 Indonesia giành HCV bóng đá nam sau 32 năm chờ đợi. Nhưng ngày vui của đội bóng xứ Vạn đảo bị che mờ bởi màn “loạn đả” diễn ra dẫn tới hàng loạt thẻ đỏ.

Các cầu thủ dự bị và ban huấn luyện U22 Indonesia tràn vào sân ở phút bù giờ nhưng… mừng hụt vì tưởng nhầm trọng tài thổi còi kết thúc trận đấu. Ngay sau đó, U22 Thái Lan ghi bàn gỡ hòa 2-2 trong những giây cuối cùng. Trợ lý HLV cùng các cầu thủ dự bị và một vài thành viên khác trong ban huấn luyện U22 Thái Lan chạy về phía Indonesia ăn mừng bàn thắng với những cử chỉ khiêu khích.

Một số cầu thủ và ban huấn luyện Indonesia bên ngoài sân không thể ngồi yên. Cầu thủ Titan Agung bên phía Indonesia lao đến đạp trợ lý HLV của Thái Lan. Màn ẩu đả kết thúc với tấm thẻ đỏ dành cho Titan Agung và vị trợ lý phía bên kia.

Màn ẩu đả trong trận chung kết bóng đá nam SEA Games 32

Bầu không khí vừa dịu lại đôi chút lại bị thổi bùng lên khi U22 Indonesia ghi bàn nâng tỉ số lên 3-2 trong hiệp phụ đầu tiên. Phía Indonesia trả đũa, ăn mừng với những cử chỉ có phần thái quá trước khu vực kỹ thuật U22 Thái Lan. Đôi bên lại lao vào “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”.

Thêm một loạt thẻ đỏ được rút ra. Trong đám đông hỗn loạn, trưởng đoàn U22 Indonesia Kombes Pol Sumardji thậm chí còn bị đánh chảy máu khi cố can ngăn bạo lực.

7 tấm thẻ đỏ được rút ra

Trận đấu tiếp tục với sự căng thẳng tột độ. U22 Indonesia cuối cùng thắng chung cuộc 5-2 và giành HCV. Tuy nhiên, số thẻ đỏ cũng ngang với số bàn thắng 2 đội ghi được. Tổng cộng, trọng tài đã rút ra 7 thẻ đỏ và 12 thẻ vàng.

Trận chung kết sau đó bị “bêu tên” trên hàng loạt kênh truyền thông khắp thế giới như Reuters, Sky Sports, Al Jazeera, TNT Sports, Sports Illustrated… Kênh Al Jazeera giật hàng tít: “Bạo lực và nhiều thẻ đỏ trong trận chung kết bóng đá SEA Games”.

Cuộc “lột xác” của bóng đá Đông Nam Á

Màn ẩu đả tại chung kết bóng đá nam SEA Games 32 khiến hình ảnh bóng đá Đông Nam Á trở nên xấu đi trong mắt người hâm mộ quốc tế. Nhưng trong 2 năm qua, khu vực Đông Nam Á đã có sự “lột xác” ngoạn mục để trở thành điểm sáng.

Đội tuyển bóng đá nam Indonesia thăng tiến mạnh mẽ và đang tiến gần tấm vé dự World Cup 2026. 2 đội tuyển nữ Việt Nam và Philippines có lần đầu tiên tham dự World Cup nữ. Futsal Thái Lan duy trì sự ổn định khi giành vé dự World Cup cả 2 nội dung nam và nữ.

Đội tuyển nữ Việt Nam tham dự World Cup nữ 2023

Indonesia đăng cai U17 World Cup 2023 và đã gửi hồ sơ chạy đua đăng cai Asian Cup 2027. Thái Lan tổ chức giải Futsal châu Á 2024 và Philippines làm chủ nhà Futsal World Cup nữ 2025. Việt Nam, Campuchia hay Lào được tin tưởng trao quyền tổ chức những bảng đấu vòng loại giải châu Á.

Năm 2024, AFF Cup lần đầu tiên trong lịch sử áp dụng VAR. Sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại này giúp các trận đấu trở nên công bằng và giải đấu diễn ra trơn tru hơn. Trận chung kết AFF Cup 2024 giữa Việt Nam và Thái Lan nằm trong số những trận đấu bóng đá được xem nhiều nhất thế giới trong quý 1 năm 2025.

Trận chung kết AFF Cup 2024 thu hút lượng người xem khổng lồ

Các giải VĐQG Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Malaysia đồng loạt sử dụng VAR rộng rãi. Các CLB Đông Nam Á cũng ngày càng tạo ra nhiều dấu ấn tại những giải đấu cấp châu lục. Lion City Sailors (Singapore) vào tới chung kết Cúp C2 và Svay Rieng (Campuchia) vào chung kết Cúp C3 châu Á.

Cúp C1 Đông Nam Á lần đầu tiên được tổ chức trở lại sau nhiều năm gián đoạn. CLB CAHN và Buriram United (Thái Lan) là 2 đội lọt vào chung kết.

Với những kế hoạch táo bạo, bóng đá khu vực Đông Nam Á hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai, góp mặt thường xuyên hơn tại những đấu trường cấp châu lục và thế giới.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan