Trang chủ Quốc tếThời sự thế giới Đức từ chối bán động cơ vì Trung Quốc: Thái Lan “mắc kẹt”, dấy tin Campuchia sẽ nhận vũ khí 406 triệu USD

Đức từ chối bán động cơ vì Trung Quốc: Thái Lan “mắc kẹt”, dấy tin Campuchia sẽ nhận vũ khí 406 triệu USD

bởi Admin
0 Lượt xem

Tờ The Nation (Thái Lan) cuối tuần trước đưa tin, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai đã tiết lộ rằng việc Đức từ chối bán động cơ tàu ngầm sang Trung Quốc, vốn sẽ được lắp đặt trong một tàu ngầm do Trung Quốc chế tạo cho Thái Lan, đã khiến Bangkok rơi vào thế khó.

Động thái này không chỉ nêu bật căng thẳng địa chính trị giữa NATO và Trung Quốc mà còn làm dấy lên đồn đoán về số phận của con tàu.

- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai. Ảnh: The Nation

Phát biểu sau các cuộc thảo luận với người đồng cấp Đức, ông Phumtham cho biết Đức đã viện dẫn các nghĩa vụ của mình với NATO là lý do từ chối cho Trung Quốc tiếp cận động cơ tàu ngầm.

“Đức tái khẳng định mối quan hệ tốt đẹp với Thái Lan”, ông Phumtham tuyên bố, “nhưng nhấn mạnh rằng với tư cách là một thành viên NATO, họ không thể chấp thuận việc xuất khẩu thiết bị quân sự sang Trung Quốc.”

Trước đó, Thái Lan đã gửi công văn cho Đức để tìm kiếm câu trả lời về vấn đề này. Một phản hồi chính thức dự kiến sẽ sớm được chuyển đến, nhưng Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan xác nhận rằng một câu trả lời không chính thức đã được đưa ra. Sau khi nhận được lời giải thích bằng văn bản, chính phủ Thái Lan sẽ xem xét các giải pháp thay thế.

“Chúng tôi đang mắc kẹt với một chiếc tàu ngầm không có động cơ”, ông Phumtham thừa nhận, ám chỉ đến tàu ngầm S26T lớp Yuan do Trung Quốc chế tạo, mà Thái Lan đã trả hơn 70% tổng chi phí.

Khi được hỏi liệu dự án có thể tiếp tục hay không, ông Phumtham cho biết bất kỳ việc tiếp tục triển khai nào cũng sẽ đòi hỏi phải đánh giá lại về mặt chiến lược. “Đó là một vấn đề tế nhị. Tiến hành theo các điều khoản hiện tại có thể không còn khả thi nữa. Chúng tôi phải xem xét lại hợp đồng, tính khả thi và liệu việc tiếp tục có còn đáng giá hay không.”

Liên quan đến tin đồn rằng nếu Thái Lan hủy bỏ việc mua tàu ngầm – một con tàu đã hoàn thành hơn 80% và có giá 13,5 tỷ baht (406 triệu USD) – thì tàu ngầm có thể được bàn giao cho Campuchia, Phó Thủ tướng Phumtham cho biết ông chưa nghe thấy bất kỳ thông tin chính thức nào về động thái như vậy, cũng như chưa có ai thảo luận trực tiếp với ông. “Họ [các đối tác] chỉ thúc giục chúng tôi xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc”, ông lưu ý.

“Họ đã thúc giục chúng tôi trả lời nhiều lần”, ông Phumtham cho biết. “Tôi đã nói với họ rằng chúng tôi muốn đưa ra phản hồi, nhưng chúng tôi chưa thể bởi sự cần thiết phải đánh giá cẩn thận mọi phương án khả thi.”

“Đối với các thông tin đang lan truyền, cho rằng nếu Thái Lan rút lui, Trung Quốc có thể chuyển giao chiếc tàu ngầm, mà chúng tôi đã trả tiền hơn một nửa, cho Campuchia, thì đó không phải là điều dễ xử lý. Nếu chúng tôi muốn giải quyết vấn đề này, chúng tôi phải tiến hành hết sức thận trọng. Đây là vấn đề quan hệ quốc tế và chúng tôi phải duy trì sự cân bằng giữa mối quan hệ của chúng tôi với cả Mỹ và Trung Quốc. Thái Lan chỉ là một quốc gia nhỏ”, ông nói thêm.

- Ảnh 3.

Mô hình tàu ngầm S26T được trưng bày tại trụ sở của Hải quân Hoàng gia Thái Lan vào tháng 8/2017. Ảnh: AFP

Theo trang The Defense Post (Mỹ), do Đức không cho phép xuất khẩu động cơ tàu ngầm sang Trung Quốc nên nhà phát triển từng đề xuất lắp đặt động cơ diesel CHD620 do Trung Quốc sản xuất nhưng chính phủ Thái Lan đã từ chối.

Động cơ CHD620 chưa từng được sử dụng trên bất kỳ tàu ngầm nào, kể cả những tàu ngầm trong hạm đội của Trung Quốc.

The Defense Post đưa tin, nếu được bàn giao, tàu ngầm tấn công lớp Yuan sẽ là tàu ngầm đầu tiên của Thái Lan sau hơn sáu thập kỷ, củng cố năng lực hàng hải của nước này.

Trước đó, quốc gia Đông Nam Á này muốn mua ba tàu ngầm với giá 1,05 tỷ USD, nhưng ngân sách eo hẹp chỉ cho phép mua một chiếc với giá hơn 400 triệu USD.

(Theo The Nation, The Defense Post)

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan