Trang chủ Đời sống Xem phim “Sex Education”, tôi ngẩn người vì một câu thoại: Lỗi sai kinh điển của các bậc cha mẹ khiến con trai dễ lạc đường

Xem phim “Sex Education”, tôi ngẩn người vì một câu thoại: Lỗi sai kinh điển của các bậc cha mẹ khiến con trai dễ lạc đường

bởi Admin
0 Lượt xem

“Sinh con thì dễ; chăm sóc, nuôi dạy con mới khó”. Hồi trước, bố mẹ tôi thường khuyên tôi như thế. Nhất là khi tôi quyết định sinh đứa con thứ 3, ông bà càng lo lắng hơn. Nhưng vợ chồng tôi lại nghĩ rất đơn giản. Mình là cha mẹ, chẳng lẽ lại không thể dạy dỗ được con cái do mình sinh ra sao? Kinh tế gia đình khá giả thì việc sinh thêm con chẳng có gì to tát cả.

Khi tôi sinh em bé thứ 3, con trai lớn đang học lớp 6. Hiện tại, con học lớp 8 và bước vào giai đoạn khủng hoảng tâm lý. Hồi trước, đi học về, con trai còn phụ tôi bế em gái út hoặc đút cho em gái giữa ăn. Còn bây giờ, con không đụng tay vào việc gì cả. Ngày nghỉ học, con nằm trong phòng, mở máy lạnh và lướt điện thoại liên tục.

Vợ chồng tôi quát mắng, con cũng không thèm cãi mà lầm lì, ương ngạnh thể hiện ra mặt vẻ chống đối. Chồng tôi mất bình tĩnh đã tát con một cái. Thằng bé giận dữ hét lên: “Con chỉ muốn bỏ nhà đi thôi. Bố mẹ không hề thương yêu con”.

Vợ chồng tôi không ngờ con trai lại bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ như vậy. Con còn thốt ra câu nói không thể chấp nhận được. Ngày hôm sau, tan học, con bỏ đến nhà bạn ở. Tôi ở nhà đợi mãi không thấy con về, phải gọi điện hỏi cô giáo, hỏi từng phụ huynh trong nhóm lớp để tìm con. Lúc đó, tôi đã rất sợ hãi và hoảng loạn. Chồng tôi cũng xin nghỉ làm để về tìm con.

Tìm được con rồi, vợ chồng tôi như trút được gánh nặng. Đi kèm điều đó là sự lo lắng vì việc dạy dỗ con trai trở nên quá khó khăn đối với chúng tôi. Đêm ấy, vợ chồng tôi mới thấm thía câu nói của bố mẹ.

Chúng tôi điên cuồng lên mạng tìm kiếm cách dạy con ở tuổi dậy thì. Đó cũng là cơ duyên đưa chúng tôi đến với bộ phim “Sex Education”. Càng xem phim, tôi càng bị cuốn vào những tình huống oái oăm, dở khóc dở cười của các nhân vật. Cậu bé, cô bé nào trong độ tuổi ẩm ương này cũng có những tâm sự riêng, những góc khuất mà các con không muốn để bố mẹ thấy.

Khi xem đến đoạn Adam tâm sự rằng: “Con ước mình là một đứa trẻ bình thường, có một người cha bình thường”, tôi sững người. Adam được xây dựng là một cậu bé có tính cách hiếu chiến, ưa gây sự với người khác. Nhưng sâu thẳm trong trái tim cậu ấy là những tổn thương do người cha gây ra.

Cha Adam là một người có quyền lực, thường xuyên đối xử với con bằng thái độ cộc cằn, bằng mệnh lệnh thay vì tình yêu. Ông ấy còn có sự phân biệt giữa con trai và con gái. Chính điều này càng khiến Adam bị tổn thương tinh thần nặng nề hơn. Cậu ấy đã chống đối lại bằng cách dùng vũ lực với mọi người xung quanh.

Xem Adam, tôi nặng trĩu trong lòng. Vợ chồng tôi cũng dùng mệnh lệnh với con. Chúng tôi ép con làm việc này việc kia. Tôi còn bắt con phải nhường nhịn em gái, không được nói to tiếng, không được nghe nhạc to, không được chọc em khóc…

Nhờ bộ phim mà tôi hiểu hơn về sự tổn thương của con trai và lý do tại sao con không muốn về nhà. Có lẽ, ở nhà quá áp lực nên con mới như thế. Vợ chồng tôi phải thay đổi cách dạy con rồi. Phải công bằng hơn giữa các con và bao dung, yêu thương con trai nhiều hơn nữa. Chỉ có như thế, con mới vượt qua giai đoạn này một cách hạnh phúc thôi.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan