Trang chủ Kinh doanhBất động sản Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên, bước vào thị trường 25 tỷ USD

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên, bước vào thị trường 25 tỷ USD

bởi Admin
0 Lượt xem
Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên, bước vào thị trường 25 tỷ USD - Ảnh 1.

Đại diện Công ty TNHH thương mại và du lịch Trọng Điểm (Focus Travel) – đơn vị đầu tư và phát triển bến du thuyền Ana Marina Nha Trang – cho biết bến du thuyền Ana Marina Nha Trang đã được Tổng cục Hải quan cấp mã cảng “VNANA”, trở thành bến du thuyền quốc tế đầu tiên tại Việt Nam sau 2 năm thử nghiệm, Báo Tuổi Trẻ đưa tin.

Bến du thuyền quốc tế Ana Marina có diện tích hơn 89ha (gồm 68ha mặt nước), có sức chứa 220 du thuyền, trong đó bao gồm các du thuyền 5 sao và thuyền buồm.

Sau thời gian vận hành thử nghiệm từ tháng 4/2023, Ana Marina đã đón trên 2.000 chuyến tàu nội địa và quốc tế, phục vụ hơn 60.000 lượt hành khách.

Công trình đáp ứng tiêu chuẩn của Hiệp hội Quốc tế công nghiệp bến du thuyền, tích hợp khu phức hợp giải trí, nhà hàng, khách sạn 5 sao, trung tâm hội nghị, cùng với đó là dịch vụ tiếp nhiên liệu, cung ứng thực phẩm, sửa chữa, bảo trì đạt chuẩn quốc tế…

Ông Đặng Hiếu Minh – đồng sở hữu Focus Travel Group – cho biết việc Ana Marina chính thức được cấp mã cảng quốc tế “là nền tảng vững chắc để chúng tôi tiếp tục phát triển các tuyến hải trình quốc tế và đưa Việt Nam lên bản đồ du lịch biển cao cấp toàn cầu”.

Còn theo ông Nguyễn Văn Nhuận, Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa cho biết với Báo Sài Gòn Giải Phóng, Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam đã cấp mã cảng “VNANA” cho Công viên bến du thuyền Ana Marina Nha Trang. Đây là bến du thuyền chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam được đưa vào hoạt động chính thức.

Ông Nguyễn Văn Nhuận đánh giá, việc tỉnh Khánh Hòa sở hữu bến du thuyền quốc tế đầu tiên trong cả nước sẽ đưa địa phương trở thành điểm đến mới của du thuyền, thuyền buồm hạng sang trong và ngoài nước; thúc đẩy Nha Trang – Khánh Hòa tiên phong đăng cai các giải đấu thể thao, các cuộc đua thuyền buồm quốc tế.

Đồng thời, góp phần đáp ứng nhu cầu tiếp nhận khách du lịch đường biển đến với Nha Trang – Khánh Hòa, nhất là trong bối cảnh Cảng Nha Trang đang tạm dừng đón tàu khách quốc tế để phục vụ sửa chữa.

“Ngành du lịch Khánh Hòa đang tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, giải trí tầm cỡ quốc gia và quốc tế, đa dạng hóa thị trường khách quốc tế,… Mục tiêu năm 2025 sẽ đón 11,8 triệu lượt khách lưu trú; trong đó có 5,2 triệu lượt khách quốc tế; phấn đấu doanh thu du lịch đạt 60.000 tỷ đồng”, ông Nhuận thông tin.

Công viên bến du thuyền Ana Marina Nha Trang do Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Trọng Điểm (Focus Travel) đầu tư, nằm ở phía bắc TP Nha Trang trong khuôn viên rộng hơn 89ha (gồm 68 ha mặt nước). Có các khu dịch vụ thương mại bến du thuyền, khu dịch vụ và hạ tầng kỹ thuật, khu tổng hợp với các cầu cảng, cầu phao để neo đậu du thuyền, khu bảo dưỡng tàu thuyền, luồng hàng hải chuyên dùng ra, vào bến cảng, đê chắn sóng cùng các tổ hợp dịch vụ giải trí.

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên, bước vào thị trường 25 tỷ USD - Ảnh 2.

Bến du thuyền này có công năng phục vụ 110 du thuyền, tối đa lên đến 220 du thuyền với vị trí địa lý tưởng, có thể kết nối giao thông hàng hải giữa khu vực Đông Nam Á và Bắc Á, kết nối thuận tiện với Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia và các cảng Việt Nam khác.

Thị trường bến du thuyền có thể chạm mốc 25 tỷ USD

Theo báo cáo của Researchandmarkets, quy mô thị trường bến du thuyền đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nó sẽ tăng từ 18,28 tỷ USD vào năm 2024 lên 19,47 tỷ USD vào năm 2025. với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,5%. Sự tăng trưởng trong giai đoạn lịch sử này có thể là do xu hướng du thuyền giải trí, phát triển bất động sản ven sông, du lịch và lữ hành, tăng trưởng kinh tế ở các vùng ven biển, các sự kiện và cuộc thi hàng hải.

Quy mô thị trường bến du thuyền dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong vài năm tới. Thị trường này sẽ tăng lên 24,38 tỷ USD vào năm 2029 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 5,8%. Các xu hướng chính trong giai đoạn dự báo bao gồm các biện pháp an toàn và an ninh, tuân thủ môi trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng, bến du thuyền đích đến, tập trung vào cộng đồng và sự kiện.

Sự tăng trưởng dự kiến của thị trường bến du thuyền được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp du thuyền đang mở rộng. Ngành công nghiệp du thuyền bao gồm nhiều loại tàu thủy đa dạng được thiết kế để du lịch, làm việc hoặc giải trí trên mặt nước, đặc biệt là ở sông, hồ và khu vực ven biển. Bến du thuyền, cung cấp các dịch vụ toàn diện như bảo dưỡng, thay thế phụ tùng, vệ sinh, tiếp nhiên liệu và môi trường an toàn cho thuyền và du thuyền, là một phần không thể thiếu của ngành công nghiệp này.

Thị trường bến du thuyền cũng dự kiến sẽ tăng trưởng do xu hướng đô thị hóa ngày càng tăng. Đô thị hóa liên quan đến việc di cư dân số từ vùng nông thôn ra thành thị, dẫn đến sự mở rộng đô thị và phát triển kinh tế. Sự thay đổi này thúc đẩy mức sống cao hơn và kích thích nhu cầu về các hoạt động giải trí như du thuyền, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng của thị trường bến du thuyền.

Bắc Mỹ là khu vực lớn nhất trong thị trường bến du thuyền vào năm 2024. Các khu vực được đề cập trong báo cáo thị trường bến du thuyền này quan trọng là Châu Á – Thái Bình Dương, Tây Âu, Đông Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông, Châu Phi. Các quốc gia được chú ý trong thị trường bến du thuyền toàn cầu là Úc, Brazil, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Canada, Ý, Tây Ban Nha.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan