
Tim Friede, chuyên gia tự học về rắn tại California, đã tiếp xúc với nọc rắn trong gần 18 năm. Các nhà khoa học đã sử dụng máu của người đàn ông này để giúp tạo ra một loại thuốc giải độc mới.
Tim Friede, chuyên gia về rắn tự học tại California, Mỹ, người đã tự mình tiếp xúc với nọc rắn trong gần 18 năm, và đã có được khả năng miễn dịch với một số loại độc tố thần kinh.
Hai người đã hợp tác làm việc cùng nhau và Friede đã hiến tặng một mẫu máu 40 ml cho Glanville và các đồng nghiệp của ông. Tám năm sau, Glanville và Peter Kwong, Giáo sư khoa học y khoa Richard J. Stock tại Cao đẳng Y khoa và Phẫu thuật Vagelos của Đại học Columbia, đã công bố thông tin chi tiết về một loại thuốc giải độc có thể bảo vệ chống lại vết cắn của 19 loài rắn độc, ít nhất là ở chuột thí nghiệm, dựa trên các kháng thể trong máu của Friede và một loại thuốc chặn nọc độc .
Tuy nhiên, Glanville thực sự khuyên mọi người không nên cố gắng làm những gì mà Tim đã làm vì nọc rắn rất nguy hiểm.
Friede đã từ bỏ việc tiêm vắc-xin bằng nọc rắn vào năm 2018 sau một số lần thoát chết trong gang tấc và hiện anh đang làm việc cho công ty công nghệ sinh học Centivax của Glanville, Glanville cho biết. Glanville là CEO và chủ tịch của Centivax. Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Cell .
Có thuốc giải độc rắn cắn ?

Các đồng tác giả nghiên cứu Mark Bellin và Hannah Hirou đang chuẩn bị thuốc giải độc trong quá trình nghiên cứu. (Ảnh: Nicholas Bayless)
Nếu bạn không may bị rắn độc cắn, hy vọng lớn nhất của bạn là có thuốc giải độc, phần lớn đều được bào chế theo cùng một cách kể từ thời Victoria. Theo truyền thống, quá trình này bao gồm việc vắt nọc rắn bằng tay và tiêm vào ngựa hoặc các động vật khác với liều lượng nhỏ để kích thích phản ứng miễn dịch. Máu của động vật được lấy ra và tinh chế để thu được kháng thể có tác dụng chống lại nọc rắn.
Việc sản xuất thuốc giải độc theo cách này có thể nguy hiểm và không thực sự hiệu quả. Quá trình này dễ xảy ra lỗi, tốn nhiều công sức và huyết thanh thành phẩm có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Các chuyên gia từ lâu đã kêu gọi những cách tốt hơn để điều trị vết rắn cắn, căn bệnh giết chết khoảng 200 người mỗi ngày, chủ yếu ở các nước đang phát triển, và khiến 400.000 người mỗi năm bị tàn tật. Tổ chức Y tế Thế giới đã bổ sung vết rắn cắn vào danh sách các bệnh nhiệt đới bị lãng quên vào năm 2017.
Phương pháp tiềm năng
Glanville, người lớn lên ở vùng nông thôn Guatemala, cho biết anh từ lâu đã nhận thức được các vấn đề sức khỏe do rắn cắn gây ra và ngay lập tức nhận ra rằng trải nghiệm của Friede mang đến một cơ hội độc đáo. Tiếp xúc với nọc độc của rắn trong gần hai thập kỷ, bằng cách tiêm nọc độc và để rắn cắn, Friede đã tạo ra các kháng thể có hiệu quả chống lại nhiều loại độc tố thần kinh của rắn cùng một lúc.
Các nhà nghiên cứu đã phân lập kháng thể từ máu của Friede phản ứng với độc tố thần kinh được tìm thấy trong 19 loài rắn được thử nghiệm trong nghiên cứu, bao gồm rắn san hô, rắn mamba, rắn hổ mang, rắn taipan, rắn cạp nong và nhiều loài khác.
Các kháng thể này sau đó được thử nghiệm lần lượt trên những con chuột bị ngộ độc nọc độc của từng loài trong số 19 loài, cho phép các nhà khoa học hiểu một cách có hệ thống số lượng thành phần tối thiểu có thể trung hòa tất cả các loại nọc độc.
Hỗn hợp thuốc mà nhóm nghiên cứu tạo ra cuối cùng bao gồm ba thứ: hai kháng thể được phân lập từ Friede và thuốc varespladib phân tử nhỏ, có tác dụng ức chế một loại enzyme có trong 95% các vết rắn cắn. Loại thuốc này hiện đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng trên người như một phương pháp điều trị độc lập.
Kháng thể đầu tiên, được gọi là LNX-D09, đã bảo vệ chuột khỏi liều lượng gây chết toàn bộ nọc độc từ sáu loài rắn. Việc bổ sung varespladib đã bảo vệ chống lại ba loài bổ sung. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã bổ sung một kháng thể thứ hai được phân lập từ máu của Friede, được gọi là SNX-B03, giúp mở rộng khả năng bảo vệ trên 19 loài.
Các nhà nghiên cứu lưu ý trong nghiên cứu rằng, thuốc giải độc có thể bảo vệ chuột 100% khỏi nọc độc của 13 loài và bảo vệ một phần (20% đến 40%) cho sáu loài còn lại.
Steven Hall, một nhà dược lý học về rắn cắn tại Đại học Lancaster ở Vương quốc Anh, gọi đây là một cách rất thông minh và sáng tạo để phát triển thuốc giải độc. Trong khi loại hỗn hợp này chưa được thử nghiệm trên người.
Ông nói: “Nếu nó được áp dụng ở người trong thời gian dài, đây sẽ là một cuộc cách mạng. Nó thực sự sẽ thay đổi hoàn toàn lĩnh vực này về mặt điều trị rắn cắn.
Nhóm nghiên cứu cũng muốn bắt đầu nghiên cứu thực địa tại Úc, nơi chỉ có loài rắn elapid, cho phép bác sĩ thú y sử dụng thuốc giải độc cho những chú chó bị rắn cắn.
Đọc bài gốc tại đây.