Trang chủ Đời sống Cao thủ kỳ lạ của Kim Dung: Mạnh hơn Vương Trùng Dương, dạy võ công giúp Chu Bá Thông đứng đầu Ngũ tuyệt

Cao thủ kỳ lạ của Kim Dung: Mạnh hơn Vương Trùng Dương, dạy võ công giúp Chu Bá Thông đứng đầu Ngũ tuyệt

bởi Admin
0 Lượt xem

Trong thế giới võ hiệp của Kim Dung, Chu Bá Thông là một nhân vật t huyền thoại với tính cách ngông cuồng, kì quặc nhưng võ công lại đạt đến cảnh giới thượng thừa. Ít ai biết rằng, võ công cái thế của ông được rèn giũa bởi 2 người sư phụ. Một là Vương Trùng Dương, người sáng lập Toàn Chân giáo. Người còn lại lại càng thần bí, thậm chí võ công được đồn đại là còn cao hơn cả Vương Trùng Dương. Người này là ai? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.

Vương Trùng Dương – Sư phụ đầu điên của Lão Ngoan Đồng

Người thầy đầu tiên của Chu Bá Thông chính là nhân vật lừng lẫy Vương Trùng Dương, giáo chủ Toàn Chân giáo. Trong Hoa Sơn luận kiếm đầu tiên, ông đã áp đảo Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái, giành lấy danh hiệu “võ công thiên hạ đệ nhất”.

Thời trẻ, Chu Bá Thông chỉ là một thiếu niên giang hồ, có sức mạnh nhưng không có sư phụ chỉ dạy bài bản. Vương Trùng Dương đi ngang qua núi Chung Nam, thấy chàng trai này ánh mắt sáng ngời, gân cốt tuyệt vời, liền nhận làm đệ tử. Vương Trùng Dương là nhân vật tầm cỡ nào? Ông dạy dỗ đệ tử vô cùng nghiêm khắc, từ Kim Nhạn công cơ bản của Toàn Chân giáo đến Tiên Thiên công, từng chiêu từng thức đều tỉ mỉ đến từng chi tiết. Mặc dù Chu Bá Thông thường ngày thích nghịch ngợm, nhưng khi luyện công lại rất nghiêm túc, không mấy năm đã trở thành đệ tử có thiên phú nhất của Toàn Chân giáo.

Cao thủ kỳ lạ của Kim Dung: Mạnh hơn Vương Trùng Dương, dạy võ công giúp Chu Bá Thông đứng đầu Ngũ tuyệt - Ảnh 1.

Người thầy đầu tiên của Chu Bá Thông chính là nhân vật lừng lẫy Vương Trùng Dương, giáo chủ Toàn Chân giáo. (Ảnh: Sohu)

Nhắc đến võ công của Vương Trùng Dương, không thể không nhắc đến trận Hoa Sơn luận kiếm kéo dài bảy ngày bảy đêm. Ông đã hóa giải tất cả các chiêu thức của Đông Tà với Đàn Chỉ Thần Công, Tây Độc với Hàm Mô Công, Nam Đế với Nhất Dương Chỉ, Bắc Cái với Hàng Long Thập Bát Chưởng. Tuy nhiên giang hồ cũng có lời đồn rằng, lúc đó Hồng Thất Công chưa luyện Hàng Long Thập Bát Chưởng đến mức đại thành, nếu không thì kết quả chưa biết thế nào. Điều này cũng cho thấy, mặc dù võ công của Vương Trùng Dương rất mạnh, nhưng bốn đại tông sư không phải là không có khả năng chống đỡ.

Vị sư phụ bí ẩn thứ 2 của Chu Bá Thông là ai?

Người thầy thứ hai của Chu Bá Thông càng thêm phần ly kỳ bởi đó chính là Thần Điêu Đại Hiệp Dương Quá. Theo Sohu, điều này được nhắc tới trong lần Hoa Sơn luận kiếm thứ ba. Lúc đó, Chu Bá Thông cùng Dương Quá so tài, vốn ông chỉ định trêu chọc hậu bối, không ngờ Dương Quá thuận tay thi triển Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng, chưởng phong mang theo vẻ thê lương, khiến Chu Bá Thông phải lùi ba bước. Lão Ngoan Đồng lập tức sáng mắt lên: “Tiểu tử giỏi, chiêu này được lắm! Ta muốn bái ngươi làm thầy!”.

Cao thủ kỳ lạ của Kim Dung: Mạnh hơn Vương Trùng Dương, dạy võ công giúp Chu Bá Thông đứng đầu Ngũ tuyệt - Ảnh 2.

Người thầy thứ hai của Chu Bá Thông càng thêm phần ly kỳ bởi đó chính là Thần Điêu Đại Hiệp Dương Quá. (Ảnh: Sohu)

Nhiều người băn khoăn Dương Quá nhỏ hơn Chu Bá Thông mấy chục tuổi, sao có thể làm sư phụ của ông ta? Nhưng vị trí trong giới võ lâm không tính theo tuổi tác mà tính theo trình độ võ công. Võ công của Dương Quá lợi hại đến mức nào? Trong lần Hoa Sơn luận kiếm thứ ba, cả Hoàng Dược Sư và Nhất Đăng đại sư đều phải thốt lên: “Võ công của tiểu tử này đã vượt xa Vương Trùng Dương năm xưa rồi!”. Ngay cả Trương Tam Phong sau này cũng nói: “Nội lực của Dương Quá, so với ta lúc về già cũng không kém là bao”. Cần biết rằng, Trương Tam Phong là đại tông sư sáng lập phái Võ Đang, được ông khen như vậy, thực lực của Dương Quá có thể thấy mạnh thế nào.

Dương Quá đã dạy gì khiến võ công của Chu Bá Thông lên một tầm cao mới?

Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng mà Dương Quá truyền thụ cho Chu Bá Thông là tuyệt học mà chàng đã dồn cả tâm huyết cả đời sáng tạo ra. Bộ chưởng pháp này dung hợp sự linh hoạt của phái Cổ Mộ, nền tảng của Toàn Chân giáo, sự tàn độc của Tây Độc, thậm chí còn có cả kiếm ý của Kiếm Ma Độc Cô Cầu Bại. Đặc biệt hơn, bộ chưởng pháp này phải mang theo tâm trạng càng đau khổ, càng u uất, thì chưởng lực càng mạnh. Nhưng Chu Bá Thông vốn tính tình lạc quan, luyện thế nào cũng không ra được. Dương Quá suy nghĩ một hồi: “Thôi, cứ coi đây là bộ Khoái Hoạt Chưởng đi!”. Không ngờ Lão Ngoan Đồng lại bừng tỉnh ngộ, vận dụng kết hợp cương nhu trong bộ chưởng pháp này theo một cách mới.

Cao thủ kỳ lạ của Kim Dung: Mạnh hơn Vương Trùng Dương, dạy võ công giúp Chu Bá Thông đứng đầu Ngũ tuyệt - Ảnh 3.

Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng mà Dương Quá truyền thụ cho Chu Bá Thông là tuyệt học mà chàng đã dồn cả tâm huyết cả đời sáng tạo ra. (Ảnh: Sohu)

Sau khi học được chưởng pháp này, võ công của Chu Bá Thông hoàn toàn “lên đời”. Trong lần ông giao đấu với Kim Luân Pháp Vương, tay trái thi triển Không Minh quyền, tay phải thi triển Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng, vừa đánh vừa thử đã khiến đối phương thua tan tác. Ngay cả Hoàng Dược Sư cũng phải thốt lên: “Chưởng pháp của Lão Ngoan Đồng còn khó lường hơn cả Vương Trùng Dương năm xưa!”.

Tại sao Chu Bá Thông có thể trở thành cao thủ đứng đầu võ lâm?

Chu Bá Thông có thể đứng đầu Ngũ tuyệt ở Hoa Sơn luận kiếm lần thứ 3 như vậy là nhờ hai người thầy đặt nền móng và huấn luyện đặc biệt. Vương Trùng Dương đã đặt cho ông nền tảng vững chắc của Toàn Chân giáo, nội lực thuần túy, chiêu thức chính thống, giống như xây nhà đã có móng vững chắc; còn Dương Quá lại như đưa cho ông một chiếc “chìa khóa vạn năng”, giúp ông thoát khỏi khuôn khổ của võ học truyền thống, tự sáng tạo ra kỹ năng tả hữu tương trợ.

Cao thủ kỳ lạ của Kim Dung: Mạnh hơn Vương Trùng Dương, dạy võ công giúp Chu Bá Thông đứng đầu Ngũ tuyệt - Ảnh 4.

Chu Bá Thông có thể lợi hại như vậy là nhờ hai người thầy đặt nền móng và huấn luyện đặc biệt. (Ảnh: Sohu)

Hai phong cách này khi kết hợp ở Chu Bá Thông đã tạo nên sự đột phá bất ngờ. Ông kết hợp Tiên Thiên Công của Vương Trùng Dương và Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng của Dương Quá, tạo ra một bộ pháp mới, ngay cả Trương Tam Phong sau này cũng tham khảo bộ pháp này.

Câu chuyện của Chu Bá Thông, đã chỉ ra một đạo lý trong giang hồ, đó là cao thủ thực sự không bao giờ bị giới hạn bởi môn phái, bối phận.

Theo Sohu, Sina, 163

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan