Trang chủ Nhịp sống mớiChuyện cuộc sống Cụ không đồng ý cho chắt đi du lịch xuyên Việt, thấy tôi kiên quyết cho con đi liền ném hết đồ đạc của chúng tôi ra đường và đuổi tống ra khỏi nhà

Cụ không đồng ý cho chắt đi du lịch xuyên Việt, thấy tôi kiên quyết cho con đi liền ném hết đồ đạc của chúng tôi ra đường và đuổi tống ra khỏi nhà

bởi Admin
0 Lượt xem

Tôi luôn tự hào kể với bạn bè rằng gia đình tôi có bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Nhưng ít ai biết được, sau vẻ ngoài hạnh phúc ấy là những căng thẳng không hồi kết giữa các thế hệ.

Đại gia đình tứ đại đồng đường của chúng tôi bao gồm đời bà nội tôi, đời bố mẹ tôi, đời tôi và đời con tôi. Sống chung 1 nhà như vậy đương nhiên khó tránh khỏi mâu thuẫn. Thậm chí nhiều khi mâu thuẫn còn căng thẳng vô cùng nữa cơ.

Mọi chuyện bùng nổ khi tôi quyết định đưa con trai 18 tháng tuổi đi du lịch xuyên Việt. Kế hoạch được tôi ấp ủ từ lâu. Tôi muốn con trai nhìn thấy quê hương mình trước khi bắt đầu hành trình khám phá thế giới. Sau nhiều tháng chuẩn bị kỹ lưỡng, tôi thông báo với cả nhà kế hoạch này.

Bữa cơm tối hôm đó trở thành một trận chiến thực sự. Bà nội tôi năm nay đã 85 tuổi, vừa nghe thấy vậy liền đập mạnh tay xuống bàn khiến bát đũa rơi loảng xoảng:

“Mày điên rồi à? Thằng bé chưa đầy hai tuổi mà dám đưa đi xa như vậy?”

Tôi cố giải thích về hành trình đã lên kế hoạch chi tiết, về chiếc ghế ô tô an toàn, về lịch trình nhẹ nhàng chỉ 200km mỗi ngày. Nhưng bà không nghe!

Thậm chí đến sát ngày đi, khi tôi đang xếp đồ vào vali, bà ném tất cả ra sân trong cơn thịnh nộ. Tôi đành phải tạm dừng kế hoạch để xử lý ổn thỏa việc nhà cửa thì mới yên tâm mà đi được.

Thật ra chuyện mâu thuẫn này nó tồn tại từ lâu rồi. Nhiều chuyện trước đó đã căng thẳng nhưng tôi vẫn luôn cố gắng lờ nó đi vì nói thật là xung đột khoảng cách tuổi tác, thế hệ không hề dễ giải quyết 1 chút nào.

Đầu tiên phải nói đến chuyện dinh dưỡng cho em bé. Trong khi tôi cho con ăn theo phương pháp BLW, bà nhất quyết phải xay cháo thật nhuyễn. Bà mắng tôi xối xả vì dám để cho con tự gặm cái đùi gà và dù tôi có giải thích thế nào thì bà không đồng ý.

Mỗi khi con sốt, bà đòi cạo gió trong khi tôi muốn đưa đến bác sĩ.

Cụ không đồng ý cho chắt đi du lịch xuyên Việt, thấy tôi kiên quyết cho con đi liền ném hết đồ đạc của chúng tôi ra đường và đuổi tống ra khỏi nhà- Ảnh 1.

Bà chiều chắt lắm, ai động vào thằng bé là bà chửi um cả nhà lên ngay. Trong khi tôi theo chủ nghĩa dạy con tự lập, không chiều chuộng gì hết. Đến bữa không ăn thì nhịn!

Những cuộc tranh cãi diễn ra hàng ngày khiến không khí gia đình luôn căng thẳng. Mẹ tôi – người đứng giữa – thường xuyên lắc đầu chán nản vì bất lực.

Sau nhiều đêm trăn trở, tôi nhận ra mình cần thay đổi cách tiếp cận:

Tôi dành thời gian ngồi nghe bà kể về quá khứ. Những câu chuyện về đói nghèo, về thời khó khăn mà bà đã sống. Từ đó giúp tôi hiểu tại sao bà luôn lo lắng thái quá.

Tôi vẫn thực hiện chuyến đi nhưng thay đổi lộ trình. Thay vì 30 ngày, tôi rút xuống còn 15 ngày. Thay vì đi thẳng vào miền Nam, tôi chỉ dừng lại ở miền Trung và qua trở về.

Tôi nhờ bà chuẩn bị những món ăn mang theo. Mỗi điểm dừng chân, tôi đều gọi video cho bà xem chắt chơi bời vui vẻ như thế nào.

Chuyến đi thành công ngoài mong đợi. Con tôi trở nên hoạt bát, thích nghi tốt. Điều bất ngờ nhất là thái độ của bà. Khi chúng tôi trở về, bà ôm chặt đứa cháu và thì thầm:

“Lần sau đi nhớ mang theo cụ nhé”.

Khoảng cách thế hệ là điều không thể tránh khỏi, nhưng có thể thu hẹp bằng sự thấu hiểu. Đừng cố thay đổi người già, hãy giúp các cụ thích nghi từ từ.

Thật ra nếu suy nghĩ ở những góc độ khác thì sẽ thấy thật ra các cụ khó tính cũng là vì thương con thương cháu. Kiến thức xã hội thay đổi từng ngày và các cụ đã qua rồi cái thời có thể tiếp thu nhanh chống như giới trẻ bây giờ, bởi vậy đừng nâng cao quan điểm, đừng gay gắt. Thay vào đó hãy lựa chọn cách giải thích khiến các cụ dễ hiểu hơn, dễ thông cảm với giới trẻ hơn.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan