Trang chủ Công nghệCNQP Trong thế xung đột với Ukraine, không quân Nga rất mạnh, hải quân thì sao?

Trong thế xung đột với Ukraine, không quân Nga rất mạnh, hải quân thì sao?

bởi Admin
0 Lượt xem

Lực lượng mặt đất của Nga đang phải chịu nhiều tổn thất trên chiến trường Ukraine. Tuy không bằng lực lượng mặt đất nhưng Lực lượng Không gian vũ trụ Nga và Hải quân Nga cũng chịu những tổn thất đáng kể và Quân đội Nga đã phải có những biện pháp nhằm tái thiết và củng cố cho các lực lượng quan trọng này. Bài viết trên trang National Interest nhận định.

Không quân Nga thế nào?

Vào đầu tháng 4/2025, Tướng Lục quân Mỹ Christopher Cavoli, chỉ huy quân sự hàng đầu tại Châu Âu, đã phát biểu trước Quốc hội rằng, “so với những tổn thất nặng nề trên bộ, Nga chỉ chịu tổn thất nhỏ ở Ukraine về năng lực trên không và trên biển“.

- Ảnh 1.

Ngày nay, Lực lượng Không gian Vũ trụ Nga đang sở hữu một phi đội gồm hơn 1.100 máy bay có khả năng chiến đấu. Cavoli lưu ý rằng phi đội máy bay của Nga bao gồm máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Tu-160, cũng như máy bay chiến đấu tàng hình Su-57.

Đáng chú ý là mặc dù ông đã sử dụng thuật ngữ “máy bay chiến đấu tàng hình” để mô tả máy bay Su-57, nhưng vẫn còn nghi ngờ liệu chiếc máy bay chiến đấu này thực sự có các tính năng đáp ứng tiêu chuẩn tàng hình như máy bay chiến đấu F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Mỹ hay không.

Không thể thiết lập được ưu thế trên không trên chiến trường, Lực lượng Không gian Vũ trụ Nga chỉ giữ vai trò thứ yếu ở Ukraine. Máy bay phản lực chiến đấu và máy bay ném bom chiến lược của Nga được trang bị đạn dược tầm xa, thường xuyên tấn công các mục tiêu quân sự và trung tâm đô thị của Ukraine, nhưng để tránh hệ thống phòng không của Ukraine, chúng phải phóng đạn dược từ xa, làm giảm độ chính xác và hiệu quả. Vì vậy mà các phi công Nga đang được ví như những người lính pháo binh trên không.

- Ảnh 2.

Những lý do khiến Moskva không thể giành được ưu thế trên không – một mục tiêu quan trọng của bất kỳ quân đội hiện đại nào. Các chuyên gia đã chỉ ra nguyên nhân như vậy là do chiến thuật của Không quân Nga chưa hiệu quả, thiếu hụt trang thiết bị và phải đối mặt với các hệ thống phòng không phương Tây trong biên chế Ukraine.

Hải quân Nga thế nào?

Trong khi đó, Hải quân Nga nhìn chung vẫn giữ được khả năng của mình nhưng đã phải chịu tổn thất nặng nề trong chiến đấu.

Ngoài một số tổn thất ở Hạm đội Biển Đen, Hải quân Nga vẫn còn nguyên vẹn với hơn 60 tàu ngầm và 42 tàu mặt nước có khả năng phóng tên lửa hành trình Kalibr mang đầu đạn hạt nhân“, Christopher Cavoli tuyên bố.

Điều thú vị là trong ba lực lượng chính, Hải quân Nga chịu tổn thất bình quân đầu người cao nhất. Hạm đội Biển Đen của Moskva – hạm đội duy nhất trong số các hạm đội lớn của họ giáp với Ukraine và phải trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, đã mất khoảng 24 tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, tàu hỗ trợ và tàu nhỏ.

- Ảnh 3.

Các tổn thất bao gồm tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Moskva – soái hạm của Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga, bị đánh chìm chỉ sau vài tuần xảy ra xung đột. Đáng chú ý là mặc dù các hạm đội của Nga ở Biển Baltic, Địa Trung Hải và Thái Bình Dương vẫn ở mức mạnh nhất, Điện Kremlin không thể sử dụng chúng để tăng cường cho Biển Đen, vì Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia kiểm soát cửa biển, đã cấm các tàu quân sự của Nga vào vì mục đích này.

Thương vong của Nga càng đáng chú ý hơn khi xét đến việc Ukraine không thực sự có lực lượng hải quân lớn. Thay vào đó, Kiev đã khéo léo sử dụng tên lửa chống hạm và hệ thống vũ khí không người lái để nhắm mục tiêu và tấn công các tàu của Nga ở Biển Đen.

Tuy nhiên, Ukraine không chỉ giới hạn các cuộc tấn công của họ vào tàu chiến và tàu hỗ trợ. Quân đội Ukraine cũng thường xuyên nhắm vào các căn cứ hải quân và trung tâm hậu cần của Nga ở Crimea và miền nam nước Nga. Trong một cuộc tấn công, họ thậm chí còn nhắm vào trụ sở của Hải quân Nga tại Sevastopol, thủ phủ của Crimea. Mặc dù thiếu lực lượng hải quân đáng kể, Quân đội Ukraine vẫn có thể tự tin tranh chấp quyền kiểm soát các vùng biển.

Theo National Interest

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan