
.t1 { text-align: justify; }
Tờ South China Morning Post (SCMP) đưa tin này, trích lời nhà thiết kế của Đại học Hàng không Vũ trụ Thẩm Dương – ông Vương Vĩnh Thanh.
Được biết Trung Quốc đã bắt đầu tích cực sử dụng trí tuệ nhân tạo, giúp các nhà nghiên cứu thoát khỏi những công việc thường ngày, cho phép họ tập trung vào khía cạnh cực kỳ quan trọng trong công việc.
Bản thân ông Vương Vĩnh Thanh – người đã làm việc tại trường đại học hàng không trong gần bốn thập kỷ, đã tham gia vào quá trình phát triển các công nghệ hàng không và máy bay mới nhất, bao gồm tiêm kích hạm đa năng J-15 và máy bay chiến đấu tàng hình J-35.
Ông Vương nhấn mạnh: “Nhóm nghiên cứu hiện đang tích cực sử dụng trí tuệ nhân tạo, điều này cho phép chúng tôi đẩy nhanh đáng kể quá trình phát triển máy bay”.
“Công nghệ này đã chứng minh được tiềm năng ứng dụng thực tế đầy hứa hẹn, cung cấp những ý tưởng và cách tiếp cận mới cho nghiên cứu và phát triển trong tương lai của ngành hàng không vũ trụ”.
Điều đáng chú ý là Đại học Hàng không Vũ trụ Thẩm Dương là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), một nhà phát triển và sản xuất máy bay chiến đấu hàng đầu của nước này.

Tiêm kích hạm tàng hình thế hệ 5 J-35 của Trung Quốc.
Theo ông Vương Vĩnh Thanh, nhờ sử dụng DeepSeek, họ có thể tạo ra phiên bản cải tiến của tiêm kích hạm J-35, cũng như sửa đổi phiên bản cất cánh từ các sân bay thông thường trên bộ.
Nhóm của ông Vương đang tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về các mô hình ngôn ngữ lớn để giải quyết những vấn đề phức tạp dựa trên nhu cầu thực tế.
Với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, đây có thể là một trong những lý do khiến Trung Quốc đang tích cực thử nghiệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, loại tiêm kích ngày càng xuất hiện nhiều trên bầu trời nước này.
Trung Quốc đạt được thành tựu lớn trong việc phát triển tiêm kích thế hệ 6.
Theo South China Morning Post
Đọc bài gốc tại đây.