Trang chủ Sống khỏeThời sự y tế Giặt 8 chậu quần áo, người phụ nữ nhập viện vì tổn thương gan

Giặt 8 chậu quần áo, người phụ nữ nhập viện vì tổn thương gan

bởi Admin
0 Lượt xem

Cô Lý (40 tuổi, Trung Quốc) là bệnh nhân bị suy gan. Sau một thời gian điều trị có hệ thống tại bệnh viện, các chỉ số chức năng gan của bà dần trở lại bình thường, tình trạng sức khỏe cũng cải thiện và bà đã được xuất viện thuận lợi.

Khi xuất viện, đội ngũ y tế liên tục nhắc nhở bà nghỉ ngơi đầy đủ, tránh mệt mỏi và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, sau khi trở về nhà, cô Lý nhìn thấy những đống quần áo bẩn trên ban công. Cộng thêm thời tiết tốt hiếm hoi, cô hoàn toàn quên mất lời hướng dẫn của nhân viên y tế. Ngày xuất viện, cô đã giặt 8 chậu quần áo lớn, sau đó ngay lập tức dọn dẹp và làm việc nhà. Đêm đó, cô ngã gục trên ghế sofa, cảm thấy buồn nôn và lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng. Sau khi gia đình cô nhận thấy có điều gì đó không ổn, họ đã đưa cô đến bệnh viện.

Giặt 8 chậu quần áo, người phụ nữ nhập viện vì tổn thương gan- Ảnh 1.

Kết quả xét nghiệm cho thấy các chỉ số chức năng gan của cô Lý bất thường, các chỉ số như transaminase và bilirubin lại tăng vọt. Bác sĩ phân tích rằng nguyên nhân là do cô đã lao động chân tay quá sớm sau khi xuất viện và quá mệt mỏi, điều này làm tăng thêm gánh nặng cho lá gan vốn đã yếu của cô và khiến chức năng gan bị tổn thương trở lại.

Bác sĩ cho biết việc chăm sóc phục hồi chức năng sau khi xuất viện có vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc bệnh gan. Trong 180 ngày khi các tế bào gan được tái tạo, cơ thể vẫn đang trong giai đoạn phục hồi và chức năng gan vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Lúc này, bạn cần chú ý nghỉ ngơi, tránh mệt mỏi quá mức. Bệnh nhân mắc bệnh gan cần thực hiện tốt những khía cạnh sau.

1. Nghỉ ngơi đầy đủ. Sau khi xuất viện, bệnh nhân cần đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và ngủ trưa đủ giấc.

2. Tập thể dục vừa phải và tránh mệt mỏi. Bệnh nhân có thể tham gia một số hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, tập thể dục… để thúc đẩy lưu thông máu và trao đổi chất, nhưng không nên hoạt động quá nhiều và tránh các bài tập gắng sức. Nên giảm thiểu tối đa việc nhà và tránh đứng hoặc cúi người trong thời gian dài để tránh tăng áp lực lên gan.

3. Cân bằng dinh dưỡng và kiểm soát lượng chất béo nạp vào cơ thể. Chế độ ăn nên nhẹ, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng. Ăn nhiều rau, trái cây, thịt nạc, cá, đậu và các thực phẩm khác để đảm bảo hấp thụ đủ protein và vitamin. Bệnh nhân mắc bệnh gan có khả năng chuyển hóa chất béo ở gan yếu hơn, vì vậy họ nên hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều chất béo như thịt mỡ và đồ chiên rán. Rượu và nicotine có tác động gây hại trực tiếp tới gan. Bệnh nhân mắc bệnh gan nên kiêng rượu bia và thuốc lá.

4. Duy trì thái độ tốt và thư giãn hợp lý. Sau khi xuất viện, bệnh nhân mắc bệnh gan có thể lo lắng về khả năng bệnh tái phát và trải qua cảm giác lo lắng, trầm cảm và nhiều cảm xúc khác. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông khí huyết trong gan và không có lợi cho quá trình phục hồi. Bạn có thể thư giãn cơ thể và tâm trí, giải tỏa căng thẳng, duy trì thái độ lạc quan, tích cực và xây dựng sự tự tin vượt qua bệnh tật bằng cách nghe nhạc, đọc sách, trò chuyện với bạn bè…

5. Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Nếu bác sĩ kê đơn thuốc, bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng, giảm liều hoặc ngừng thuốc. Kiểm tra chức năng gan thường xuyên, siêu âm gan B và các xét nghiệm khác theo yêu cầu của bác sĩ để nắm bắt kịp thời những thay đổi về tình trạng bệnh.

Nguồn và ảnh: QQ

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan