Trang chủ Công nghệCNQP Chiến tích huyền thoại của M1A1 Abrams

Chiến tích huyền thoại của M1A1 Abrams

bởi Admin
0 Lượt xem

Chiến tranh vùng Vịnh đã giúp xe tăng M1A1 Abrams nổi tiếng, trở thành một trong những loại xe bọc thép mang tính biểu tượng và hiệu quả nhất trong lịch sử quân sự hiện đại.

Được đặt theo tên của Tướng Creighton Abrams của Quân đội Mỹ, M1 Abrams lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1980 để thay thế cho xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) M60 Patton. Phiên bản M1A1 lần đầu tiên được đưa vào sử dụng là 5 năm sau đó. Phiên bản mới hơn này mang đến những nâng cấp đáng kể, bao gồm pháo nòng trơn 120mm, giáp composite Chobham cải tiến và hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến hơn.

Chiến tích huyền thọai của xe tăng M1A1 Abrams trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc - Ảnh 1.

Vào thời điểm Chiến dịch Bão táp Sa mạc, Lục quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ đã triển khai hàng trăm xe tăng M1A1, nhiều xe trong số đó được đưa vào sử dụng ngay để đáp ứng nhu cầu của cuộc xung đột sắp xảy ra với Iraq.

Iraq dưới thời Tổng thống Saddam Hussein, đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Kuwait vào năm 1990. Điều này đã thúc đẩy Mỹ dẫn đầu một liên minh các quốc gia nhằm đánh đuổi lực lượng của Saddam ra khỏi Kuwait.

M1A1 Abrams đánh bại xe tăng tốt nhất của Iraq

Thành công của M1A1 trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc được cho là nhờ công nghệ tiên tiến của xe tăng vào thời điểm đó. Pháo nòng trơn M256 120mm kết hợp với hệ thống kiểm soát hỏa lực tinh vi và kính ngắm hình ảnh nhiệt, cho phép các kíp lái tấn công mục tiêu chính xác ở phạm vi hơn 3.000 m. Những chiếc xe tăng này cũng có thể chiến đấu hiệu quả vào ban đêm, điều mà xe tăng T-62 và T-72 do Liên Xô cung cấp cho Quân đội Iraq không thể làm được.

Chiến tích huyền thọai của xe tăng M1A1 Abrams trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc - Ảnh 2.

Xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ có lớp giáp uranium nghèo bảo vệ đặc biệt trước hỏa lực của đối phương, trong khi động cơ tua bin khí 1.500 mã lực mang lại cho Abrams tốc độ và sự nhanh nhẹn đáng kinh ngạc, có thể đạt tới 67 km một giờ trên đường bằng phẳng và 48 km một giờ trên đường trường.

Ngược lại, xe tăng T-72 của Iraq dựa vào các khẩu pháo 125mm cũ hơn với hệ thống kiểm soát hỏa lực kém hiệu quả và lớp giáp kém hơn. Khả năng “nhìn thấy” và tấn công trước của M1A1 trên địa hình sa mạc đã mang lại cho nó một lợi thế quyết định. Ngoài ra, hệ thống bảo vệ NBC (hạt nhân, sinh học và hóa học) tiên tiến của xe tăng, giúp đảm bảo khả năng sống sót của kíp lái trong môi trường độc hại.

Hiệu suất chiến đấu vượt trội của Abrams

Chiến dịch Bão táp Sa mạc bắt đầu bằng một chiến dịch không quân rộng lớn vào tháng 1/1991, tiếp theo là một cuộc tấn công trên bộ được phát động vào ngày 24/2. M1A1 đã được sử dụng trong các cuộc giao tranh lớn với Quân đội Iraq, chẳng hạn như Trận 73 Easting và Trận Norfolk, nơi các lực lượng Liên minh do Mỹ chỉ huy đã xóa sổ xe tăng của Quân đội Iraq.

Tại 73 Easting, vào ngày 26/2, một đơn vị Mỹ gồm các xe M1A1 và xe chiến đấu Bradley đã phá hủy hơn 50 chiếc xe tăng và xe bọc thép thời Liên Xô của Iraq trong vài phút và chỉ chịu tổn thất tối thiểu.

Chiến tích huyền thọai của xe tăng M1A1 Abrams trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc - Ảnh 3.

Hệ thống ngắm nhiệt của xe tăng Abrams cho phép kíp lái phát hiện và giao chiến với xe tăng Iraq trong điều kiện bão cát và khói, những điều kiện khiến đối phương không thể nhìn thấy.

Khả năng cơ động của M1A1 cũng quan trọng không kém. Lực lượng liên quân đã thực hiện một động tác “móc trái” nhanh, đánh vào sườn phòng thủ của Iraq và cắt đứt các tuyến đường rút lui. Động cơ tua bin của M1A1, mặc dù ngốn lượng nhiên liệu kinh khủng, nhưng lại đủ sức giúp xe tăng theo kịp tốc độ tiến công nhanh như chớp này, vượt qua hàng trăm dặm trên sa mạc.

Những thách thức về hậu cần, chẳng hạn như cát lọt vào động cơ, đã được giảm thiểu nhờ bảo dưỡng thường xuyên và sử dụng bộ lọc không khí. Tuy nhiên, mức tiêu thụ nhiên liệu cao của xe tăng cũng đã gây ra căng thẳng cho các tuyến tiếp tế hậu cần.

Có lẽ số liệu thống kê đáng chú ý nhất là tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu của M1A1. Quân đội Mỹ báo cáo rằng những chiếc Abrams đã phá hủy khoảng 2.000 xe bọc thép của Iraq, trong khi chỉ có một số ít xe tăng Abrams bị mất, chủ yếu là do hỏa lực của phe mình hoặc sự cố cơ khí. Không có xe M1A1 nào được xác nhận bị phá hủy bởi hỏa lực từ xe tăng đối phương, một minh chứng cho thấy sự hiệu quả của lớp giáp và quá trình huấn luyện kíp lái.

Thách thức và bài học từ Chiến tranh vùng Vịnh

Mặc dù chiếm ưu thế, nhưng M1A1 Abrams vẫn phải đối mặt với một số thách thức nghiêm trọng. Môi trường sa mạc làm tăng gánh nặng cho động cơ và xích của xe, đòi hỏi hoạt động bảo dưỡng liên tục. Các sự cố bắn nhầm đã làm nổi bật nhu cầu về một hệ thống nhận dạng chiến đấu tốt hơn. Ngoài ra, nhu cầu bảo đảm nhiên liệu cho xe tăng cũng được xem là một thách thức, đặc biệt là trong điều kiện chiến tranh viễn chinh.

Quang Hưng

Theo National Interest

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan