Trang chủ Đời sống Người đàn ông thừa kế căn nhà 2 tầng, ở 1 năm, bị tịch thu vì nợ xấu 4,2 tỷ đồng, tòa án: Không tiêu cũng phải trả

Người đàn ông thừa kế căn nhà 2 tầng, ở 1 năm, bị tịch thu vì nợ xấu 4,2 tỷ đồng, tòa án: Không tiêu cũng phải trả

bởi Admin
0 Lượt xem

Năm 2003, sau khi bố mẹ qua đời, ông Trần (Trung Quốc) thừa kế một căn nhà hai tầng. Dù không quá to đẹp song đây là tài sản quý giá mà bố mẹ ông tích góp cả đời để lại. Sau khi hoàn tất thủ tục pháp lý, ông cùng vợ và hai con chuyển đến sinh sống, bắt đầu một cuộc sống mới với hy vọng ổn định.

Ảnh minh hoạ

Trong năm đầu tiên, gia đình ông Trần sống yên bình. Ông làm việc tại một nhà máy địa phương, còn bà xã buôn bán nhỏ tại chợ. Căn nhà được sửa sang đôi chút, trở thành tổ ấm ấm cúng. Tuy nhiên, giấc mơ an cư của họ nhanh chóng tan biến khi một thông báo từ ngân hàng gửi đến vào đầu năm 2004. Theo đó nhà băng yêu cầu ông Trần rời khỏi căn nhà vì tài sản này bị tịch thu để thanh toán nợ xấu.

Theo thông báo của ngân hàng, căn nhà của bố mẹ ông Trần đã được dùng làm tài sản thế chấp cho một khoản vay lớn cách đó 10 năm. Khoản vay này do bố ông đứng tên để hỗ trợ một người bạn làm ăn. Tuy nhiên, người bạn này sau đó mất khả năng thanh toán. Với vai trò người bảo lãnh, bố ông Trần phải chịu trách nhiệm pháp lý. Do khách hàng không thanh toán khoản vay trong thời gian dài nên ngân hàng tuyên bố thu hồi căn hộ để phát mại nhằm thu hồi nợ theo đúng quy định.

Ông Trần cho biết đây là lần đầu tiên nghe đến khoản vay này. Bố mẹ ông chưa từng đề cập đến việc thế chấp căn nhà, và các giấy tờ liên quan dường như đã bị thất lạc. Khi bố mẹ ông qua đời, không có bất kỳ thông báo nào từ ngân hàng về khoản nợ cho đến khi ông Trần chính thức đứng tên sở hữu căn nhà.

Không chấp nhận mất đi căn nhà, ông Trần quyết định đưa vụ việc ra tòa, với hy vọng chứng minh rằng ông không có trách nhiệm với khoản nợ của bố. Ông thuê một luật sư địa phương và cung cấp các tài liệu chứng minh rằng bản thân không được thông báo về việc thế chấp, cũng như không tham gia vào bất kỳ giao dịch nào liên quan đến khoản vay.

Trong phiên tòa kéo dài ba tháng tại tòa án địa phương, ngân hàng lập luận rằng căn nhà là tài sản hợp pháp để thanh toán khoản nợ, vì hợp đồng thế chấp đã được công chứng và đăng ký đầy đủ. Họ cũng chỉ ra rằng ông Trần, với tư cách người thừa kế, phải chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ tài chính liên quan đến tài sản. Luật sư của ông Trần phản bác rằng ngân hàng đã không thực hiện đúng quy trình thông báo cho người thừa kế, đồng thời yêu cầu xem xét việc giảm nhẹ trách nhiệm do hoàn cảnh khó khăn của gia đình ông Trần.

Cuối cùng, vào tháng 10 năm 2004, tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng. Theo Luật Dân sự Trung Quốc, người thừa kế phải nộp thuế và các khoản nợ mà người qua đời chưa hoàn thành trong phạm vi di sản được hưởng. Ông Trần là người thừa kế tài sản của bố để lại. Vì thế ông phải có nghĩa vụ thực hiện thanh toán khoản nợ nói trên, dù không chi tiêu đến.

Ảnh minh hoạ

Tòa tuyên bố rằng căn nhà bị tịch thu để thanh toán khoản nợ, đã lên tới hơn 1,2 triệu NDT (khoảng 4,2 tỷ đồng) do lãi suất tích lũy. Tuy nhiên, xét đến tình hình tài chính của ông Trần, tòa yêu cầu ngân hàng hỗ trợ gia đình ông tìm nơi ở tạm thời trong vòng sáu tháng. Đồng thời, nhà băng nên cho phép ông Trần giữ lại một phần tài sản cá nhân trong nhà. Phán quyết này, dù phần nào giảm nhẹ gánh nặng, vẫn là cú sốc lớn đối với gia đình ông.

Không thể thay đổi được tình hình, ông Trần buộc phải chia tay tài sản bố mẹ để lại. Vợ chồng ông phải cố gắng vượt qua khó khăn, chuyển đến một căn hộ thuê và tiếp tục tìm cách xây dựng lại cuộc sống.

(Theo Toutiao)

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan