Trang chủ Đời sống Mẹ vợ lên ở cùng nhưng mỗi ngày đều phải sống trong nỗi cảnh giác của con rể, giận đến mức không dám thở mạnh

Mẹ vợ lên ở cùng nhưng mỗi ngày đều phải sống trong nỗi cảnh giác của con rể, giận đến mức không dám thở mạnh

bởi Admin
0 Lượt xem

Đầu năm nay, bố mẹ tôi bị ốm một trận rất nặng, 2 ông bà lại giấu các con, tự ở nhà chăm nhau, khi phát hiện ra, anh cả bảo sẽ đón ông về sống cùng. Tôi cũng bàn với chồng đón mẹ lên. Ban đầu chồng tôi cũng ừ à đồng ý, bảo “vợ quyết sao thì anh nghe vậy”. Nhưng rồi, chuyện đời có đơn giản thế đâu.

Chồng tôi là bác sĩ một bệnh viện lớn ở Hà Nội. Anh hiền lành, tử tế, sống có trước có sau, chỉ khổ cái là mắc bệnh sạch sẽ đến mức… cực đoan. Nhà cửa lúc nào cũng phải tinh tươm như khách sạn. Cái khăn mặt cũng phải gấp vuông vức, thìa đặt trong bát phải cùng chiều.

Mẹ vợ lên ở cùng nhưng mỗi ngày đều phải sống trong nỗi cảnh giác của con rể, giận đến mức không dám thở mạnh - Ảnh 1.

Mẹ tôi sống ở quê cả đời, quen nếp sinh hoạt thoải mái, xuề xòa. Đón mẹ lên Hà Nội, tôi cứ nghĩ chỉ cần bố trí cho mẹ một góc riêng, để bà tự nhiên là được. Nhưng không, từ ngày mẹ bước chân vào nhà, tôi đã thấy loáng thoáng ánh mắt căng thẳng của chồng.

Mẹ tôi cứ tiện tay vứt khăn, quần áo ở đâu thì để đấy. Dép đi trong nhà thì bẩn không lau, vứt lộn xộn. Thậm chí có hôm tôi thấy mẹ đang ngồi nhặt rau trên sàn nhà, rau củ vương vãi khắp nơi, bà chỉ cười xoà: “Ở quê mẹ vẫn thế, miễn sao ăn sạch là được”.

Chồng tôi đi làm về, vừa mở cửa đã cau mày. Cái khăn lau bệ bếp dính dầu mỡ, bát đũa thì chất đống trong bồn, nền nhà loang loáng nước, anh chẳng nói chẳng rằng, lặng lẽ xắn tay dọn dẹp, lau nhà, rửa bát. Tôi biết anh khó chịu, nhưng cũng thương mẹ, nên chẳng dám trách ai.

Mẹ vợ lên ở cùng nhưng mỗi ngày đều phải sống trong nỗi cảnh giác của con rể, giận đến mức không dám thở mạnh - Ảnh 2.

Hôm nhà tôi lắp camera chống trộm. Lúc đó, chồng tôi đề xuất gắn mấy cái trong nhà, nói là “cho an tâm”. Tôi cũng chẳng để ý lắm, đồng ý luôn. Và rồi một buổi trưa, tôi đang ở cơ quan thì nhận được điện thoại của chồng, anh bảo tôi bật camera lên mà xem. Tôi mở ra, hốt hoảng thấy mẹ tôi đang… nướng cá chỉ vàng trên bếp gas. Lửa thì cứ bùng lên đỏ quạch mỗi khi có lớp vảy cá rơi xuống, trong bếp đầy khói. Tôi vội vã gọi điện cho mẹ, bảo mẹ dừng ngay việc nướng cá lại.

Từ hôm ấy, chồng tôi càng cảnh giác. Anh còn lén kiểm tra lại ổ cắm điện, bếp gas, thậm chí khóa cả van gas trước khi đi làm. Còn mẹ thì giận lẫy, bảo sống ở nhà con mà cứ như bị quản thúc.

Một lần khác, tôi đang họp thì nhận được tin nhắn của chồng: “Em bảo mẹ đừng phơi quần áo lẫn lộn như vậy được không? Nhìn dãy đồ lót lẫn vào trong đồ mặc đi làm kìa, trông ghê lắm”. Tôi dở khóc dở cười, chẳng biết làm sao cho vừa lòng hai bên.

Mẹ vợ lên ở cùng nhưng mỗi ngày đều phải sống trong nỗi cảnh giác của con rể, giận đến mức không dám thở mạnh - Ảnh 3.

Rồi lại thêm việc mẹ tôi ngồi ăn cơm, múc canh rớt hết ra bàn, bà nói ăn xong sẽ lau, nhưng chồng tôi đã phát hiện ra trước, lườm lườm rồi lấy giẻ lau luôn trong bữa cơm. Không khí mấy bữa ăn căng thẳng như đang ngồi họp hành.

Mẹ tôi cũng không vừa, hay lẩm bẩm: “Ở cái nhà này, hít thở cũng phải xin phép”.

Chồng thì tối nào cũng ngồi thở dài, có lần còn than với tôi: “Anh đi làm bao nhiêu áp lực, về nhà chỉ mong có thể nghỉ ngơi mà chẳng khi nào thấy thoải mái”.

Tôi ở giữa, giằng co mệt mỏi. Một bên là mẹ đẻ, người cả đời tảo tần, có vài thói quen xưa cũ. Một bên là chồng, chỉ muốn giữ lấy nề nếp gọn gàng, nề nếp mà anh đã quen thuộc. Tôi nên làm gì để mẹ và chồng đều thông cảm và dễ tính với nhau đây?

.time-source-detail-new { float: none; }

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan