Trang chủ Công nghệCNQP Cơn ác mộng ATACMS của Ukraine chỉ mới bắt đầu

Cơn ác mộng ATACMS của Ukraine chỉ mới bắt đầu

bởi Admin
0 Lượt xem

Cuối tháng 3, tại một hội nghị thượng đỉnh ở Riyadh, Ả Rập Xê Út, giới lãnh đạo Ukraine đã chấp nhận lệnh ngừng bắn trong 30 ngày. Moskva cũng đã miễn cưỡng đồng ý với các điều khoản của lệnh ngừng bắn do Mỹ làm trung gian, nhưng tuyên bố rằng lệnh ngừng bắn trong 30 ngày sẽ không tạo ra động thái hướng tới hòa bình nhiều hơn lệnh ngừng bắn giữa Nga và NATO năm 2014 và tiến trình hòa bình Minsk. Thay vào đó, Điện Kremlin đã khẳng định lệnh ngừng bắn trong 30 ngày lần này tương đương với lệnh hoãn một chiều cho Ukraine, một cơ hội để lực lượng ngày càng bị bao vây của Kiev nhận được nguồn tiếp tế và bổ sung quan trọng, vào thời điểm Lực lượng vũ trang Nga đang chiếm ưu thế trên toàn mặt trận.

Cơn ác mộng tên lửa ATACMS của Ukraine giữa xung đột Nga - Ảnh 1.

Mối quan tâm của Nga về lệnh ngừng bắn

Trái ngược với một số báo cáo công khai trên báo chí phương Tây, Ukraine đang cạn kiệt kho vũ khí quan trọng do NATO cung cấp. Ngay trước hội nghị thượng đỉnh Riyadh, chính quyền Tổng thống Trump đã cắt đứt nguồn cung cấp, tài trợ và tình báo quan trọng của Ukraine, trong một nỗ lực rõ ràng nhằm ép các nhà lãnh đạo của họ chấp nhận một giải pháp đàm phán cho cuộc xung đột.

Tuy nhiên, ngay sau khi giới lãnh đạo Ukraine chấp thuận lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày, người Mỹ đã khôi phục dòng cung cấp thiết yếu, chia sẻ thông tin tình báo và thậm chí cả tiền bạc. Có lẽ điều này được thực hiện như một nỗ lực gây sức ép buộc Moskva chấp nhận các điều khoản của Mỹ. Hoặc có lẽ đó chỉ là cuộc đàm phán vô trách nhiệm và không nghiêm túc.

Cơn ác mộng tên lửa ATACMS của Ukraine giữa xung đột Nga - Ảnh 2.

Ukraine có thể sắp hết ATACMS

Bắt đầu từ năm 2023, phía Ukraine đã nhận được khoảng 500 Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội MGM-140 (ATACMS). Dù không thừa nhận công khai, nhưng Ukraine rõ ràng đã cạn kiệt các hệ thống này đến mức đáng báo động, dựa trên nhịp độ hoạt động của họ trong việc chống lại các lực lượng Nga.

ATACMS đã chứng minh được là vô giá đối với Quân đội Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Hiện tại Ukraine đang cần bổ sung các hệ thống này. Thật vậy, nếu ATACMS không được bổ sung, khả năng buộc Nga đi đến một giải pháp đàm phán thực sự cũng là rất thấp, chứ đừng nói đến một lệnh ngừng bắn tạm thời. Moskva sẽ tìm cách khai thác lợi thế để kết thúc cuộc xung đột theo tính toán có lợi nhất.

Với việc khoảng 10.000 quân Ukraine đã rút khỏi vùng Kursk, Quân đội Nga đang ở vị thế tốt nhất trên bàn đàm phán. Bất kỳ sự đình chiến nào cũng sẽ giúp cho Ukraine có thêm thời gian củng cố lực lượng và làm suy yếu các lực lượng Nga, vì vậy mà Tổng thống Putin sẽ không đồng ý ngừng bắn trong hoàn cảnh này.

Cơn ác mộng tên lửa ATACMS của Ukraine giữa xung đột Nga - Ảnh 3.

NATO không thể bảo đảm nguồn cung vũ khí

Điều đáng chú ý là có nhiều báo cáo cho thấy, có những vấn đề đáng kể về chuỗi cung ứng trong dây chuyền sản xuất ATACMS tổng thể của Mỹ và NATO. Số lượng ATACMS được sản xuất đang ít hơn so với những năm trước. Cơ sở công nghiệp quốc phòng phương Tây, không giống như Nga, đang phải vật lộn để sản xuất đủ các hệ thống quân sự quan trọng cho Ukraine, bao gồm cả ATACMS.

ATACMS là hệ thống tên lửa dẫn đường tầm xa do “gã khổng lồ” quốc phòng Mỹ Lockheed Martin phát triển. Chúng có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa tới 350 km. Những tên lửa đạn đạo siêu thanh này có thể được bắn từ Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), đây là hệ thống bệ phóng tên lửa di động, có bánh xe do Mỹ sản xuất. ATACMS cũng có thể được bắn từ Hệ thống tên lửa phóng loạt M270 (MLRS).

Một số chuyên gia cảnh báo rằng, các kho dự trữ vũ khí của NATO đang dần trống rỗng và khả năng thay thế những hệ thống đã mất này cũng chỉ ở mức tối thiểu. Thay vì kéo dài xung đột, chính quyền Tổng thống Trump nên rút ngắn các cam kết của mình với Ukraine trong khi đàm phán chấm dứt xung đột và tìm một lối thoát cho Mỹ.

(Theo National Interest)

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan