Trang chủ Công nghệCNQP Ai khiến chiếc F-16 thứ 2 của Ukraine bị rơi?

Ai khiến chiếc F-16 thứ 2 của Ukraine bị rơi?

bởi Admin
0 Lượt xem

Vào ngày 12/4/2025, Không quân Ukraine báo cáo mất một máy bay chiến đấu F-16 trong một nhiệm vụ ở miền Đông Ukraine, đánh dấu vụ mất máy bay F-16 thứ hai được xác nhận kể từ khi loại máy bay này được đưa vào hoạt động ở Ukraine từ tháng 8/2024.

Điều bất thường là sự cố đã được xác nhận trong vòng vài giờ, sau các báo cáo ban đầu trên phương tiện truyền thông xã hội vào khoảng 13 giờ theo giờ Kiev. Vào lúc 14 giờ 42 phút, Quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky đã công khai xác nhận sự mất mát trên mạng xã hội X.

Mãi tối hôm đó, lúc 21 giờ 23 phút theo giờ Kiev, Không quân Ukraine mới chính thức thông báo về sự cố, xác nhận cả vụ mất máy bay và cái chết của phi công điều khiển, Đại úy Ivanov.

Mỹ đứng sau vụ rơi máy bay F-16 thứ 2 của Ukraine? - Ảnh 1.

Nguyên nhân

Chính quyền Ukraine chưa tiết lộ địa điểm chính xác hoặc nguyên nhân của vụ việc khiến Đại úy Pavlo Ivanov, cựu phi công Su-25 chuyển sang lái F-16, thiệt mạng.

Sau vụ bắn hạ, những đồn đoán về hoàn cảnh xung quanh vụ việc đã tăng lên. Một kênh Telegram nổi tiếng với các bản tin đáng tin cậy đã trích dẫn lời một nhân chứng khẳng định, “Có một tên lửa của Nga bay rất gần chiếc F-16 trên bầu trời Sumy”.

Điều này làm nảy sinh các giả thuyết rằng, máy bay có thể đã bị bắn hạ bởi tên lửa không đối không tầm xa R-37, có khả năng được phóng từ Su-35, Su-57 hoặc MiG-31BM của Nga. R-37 được phóng từ độ cao lớn, có thể tấn công mục tiêu cách xa tới 300 km.

Hệ thống S-400 được cho là không có khả năng tham gia vì tình báo phương Tây theo dõi chặt chẽ tình trạng triển khai và hoạt động của hệ thống này trong khu vực.

Mỹ đứng sau vụ rơi máy bay F-16 thứ 2 của Ukraine? - Ảnh 2.

Tuy nhiên, độ tin cậy của những báo cáo từ nhân chứng này đã bị nghi ngờ. Một số người khẳng định rằng chiếc F-16 đã “bị tên lửa đuổi theo” khi bay về phía biên giới Nga, một kịch bản không phù hợp với cách thức hoạt động của những cuộc giao tranh như vậy. Một tên lửa được bắn từ lãnh thổ Nga có khả năng sẽ tấn công trực diện vào máy bay, không phải từ phía sau máy bay.

Các giả thuyết về “hỏa lực thân thiện” bắt đầu được lan truyền, với một số báo cáo cho rằng máy bay F-16 đã bị phòng không Ukraine bắn nhầm. Những đồn đoán kết thúc vào ngày 13/4 khi Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố nhận trách nhiệm trong một báo cáo, “Lực lượng phòng không đã bắn hạ một máy bay F-16 của Ukraine, tám quả bom dẫn đường JDAM, bảy tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất và 207 máy bay không người lái“.

Mặc dù tuyên bố xác nhận máy bay F-16 bị bắn hạ, nhưng không nêu rõ hệ thống vũ khí hoặc địa điểm chính xác liên quan.

Những gì có thể đã xảy ra

Ukraine hiện có khoảng 16 máy bay F-16 đang hoạt động. Trong số này, chỉ có 6 – 8 máy bay có khả năng sẵn sàng chiến đấu tại bất kỳ thời điểm nào. Chúng được phân bổ trên nhiều căn cứ không quân và chủ yếu được giao nhiệm vụ phòng không, nhắm vào các tên lửa hành trình của Nga như Kh-101 và Kalibr. Thỉnh thoảng, máy bay cũng được giao nhiệm vụ tấn công.

Đối với các cuộc tấn công vào các mục tiêu trên bộ của Nga qua biên giới, máy bay F-16 của Ukraine sử dụng Bom đường kính nhỏ (SDB) và JDAM-ER (Đạn tấn công trực tiếp chung – Tầm bắn mở rộng). Tầm bắn của những quả bom lượn này phụ thuộc vào độ cao thả, thường nằm trong khoảng từ 3.000 đến 13.000 m.

Mỹ đứng sau vụ rơi máy bay F-16 thứ 2 của Ukraine? - Ảnh 3.

Để nhắm vào radar và hệ thống phòng không của đối phương, F-16 sử dụng tên lửa AGM-88 HARM. Không giống như bom lượn, HARM là vũ khí có động cơ, tốc độ cao, tăng tốc lên hơn Mach 2 trong vòng vài giây sau khi phóng.

Để tấn công mục tiêu một cách hiệu quả, F-16 phải tiếp cận biên giới Nga ở độ cao thấp để giảm thiểu khả năng bị radar phát hiện. Gần điểm phóng vũ khí được tính toán, máy bay sẽ tăng độ cao để đạt được độ cao và tốc độ cần thiết để giải phóng vũ khí, một hành động khiến nó bị radar của đối phương phát hiện.

Các điểm thả được lựa chọn cẩn thận để tránh bị các hệ thống phòng không tầm xa như S-400 phát hiện. Tuy nhiên, vào ngày 12/4, Đại úy Pavlo Ivanov dường như đã vào một trong những vùng này.

Có hai lời giải thích hợp lý:

Lỗi của phi công trong việc tính toán hoặc thực hiện kế hoạch được vạch ra. Thất bại về tình báo – Lực lượng Ukraine có thể không biết vị trí chính xác của các hệ thống phòng không Nga như S-400 trong khu vực.

Trong thời gian qua, MiG-29, Su-27 và bây giờ là F-16 của Ukraine đã thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công bằng bom lượn và tên lửa AGM-88 HARM. Vậy điều gì đã khiến xảy ra sai sót vào ngày 12/4?

Mặc dù lỗi của phi công luôn có thể xảy ra, nhưng kịch bản sau sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn. Nếu lực lượng Ukraine không biết về sự hiện diện của S-400, điều đó cho thấy Mỹ/NATO có thể đã che giấu dữ liệu ISR (Tình báo, Giám sát, Trinh sát) mới nhất.

Nếu đúng như vậy, thì việc Tổng thống Zelensky nhanh chóng thừa nhận công khai về việc mất máy bay F-16 – thậm chí trước khi lực lượng Không quân nước này chính thức xác nhận, có thể được coi là một tín hiệu chính trị có chủ đích, có lẽ nhằm mục đích làm nổi bật hậu quả do những thiếu sót về tình báo từ phương Tây.

Nói rộng hơn, sự cố này nhấn mạnh đến sự mong manh về mặt chiến lược của phi đội F-16 của Ukraine. Nếu vẫn có những khoảng trống trong hỗ trợ chia sẻ thông tin tình báo giữa Mỹ/NATO và Ukraine, thì điều này sẽ có những tác động không nhỏ đến khả năng triển khai hiệu quả các tài sản có giá trị cao như F-16, cũng như toàn bộ cục diện của của xung đột.

(Theo EuraAsian Times)

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan