Đây là một vụ việc vừa mới xảy ra vào ngày 15/4/2025 tại Tế Nam (Trung Quốc). Vào buổi trưa, cụ ông 70 tuổi đến ngân hàng Bình An tại thành phố Tế Nam và yêu cầu rút toàn bộ số tiền tiết kiệm trong tài khoản của mình. Nhận thấy biểu hiện lạ, nhân viên ngân hàng lập tức đặt câu hỏi về mục đích rút tiền của ông cụ.
Tuy nhiên, ông cụ lúc này nhất định không chịu tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về mục đích rút tiền, chỉ khăng khăng “đây là việc cơ mật” và có vẻ như đang bị lừa đảo. Sau đó, nhân viên ngân hàng đã gọi điện báo cảnh sát để tránh trường hợp khách hàng lớn này bị lừa. Bởi lẽ, số tiền tiết kiệm trong tài khoản của cụ ông là rất lớn, lên đến 1,6 triệu nhân dân tệ (hơn 5,6 tỷ đồng).
“Tôi rút tiền của mình, không cần các anh chị quản lý!” “Đây là chuyện bí mật, tôi thực sự không thể nói với các anh chị!”… Khi các cảnh sát khu vực đến ngân hàng, cụ bà vẫn giữ thái độ kiên quyết với nhân viên ngân hàng đang cố gắng ngăn cản giao dịch. Ngay lập tức, sĩ quan Từ Phong Phong đã xuất trình thẻ cảnh sát: “Thưa bác, cháu là cảnh sát của đồn Thuận Hoa Lộ, có chuyện gì bác cứ nói với cháu, cháu sẽ giúp bác phán đoán.” Tuy nhiên, cụ ông vẫn một mực im lặng, không chịu hé lộ thông tin.

Ảnh minh họa
Với kinh nghiệm đã giải quyết nhiều trường hợp người cao tuổi bị lừa đảo, sĩ quan cảnh sát tại ngân hàng đã bình tĩnh kể lại cho ông cụ nghe về những vụ lừa đảo giả mạo cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án mà anh từng xử lý. Sau nhiều câu chuyện được kể, cả 2 đã trò chuyện và thuyết phục, cuối cùng cụ ông cũng dần dần hé lộ sự thật kinh hoàng.
Theo lời kể của ông lão, vào khoảng ngày 7/4, cụ nhận được một cuộc gọi cố định tự xưng là “nhân viên Cục Quản lý Thông tin Truyền thông tỉnh Sơn Đông”. Đối tượng này cáo buộc thông tin cá nhân của ông cụ đã bị mạo danh để thực hiện hành vi phạm tội và cụ đã bị cảnh sát phát lệnh truy nã trên mạng. Nghe được thông tin này, ông cụ vô cùng hoảng sợ và ngay lập tức gọi vào số điện thoại “cảnh sát Quảng Đông” mà đối tượng kia cung cấp.

Cụ ông kể lại những cuộc gọi của mình cho cảnh sát
Trong cuộc gọi, một gã đàn ông tự xưng là “cảnh sát điều tra vụ án” đã thông báo với cụ bà rằng thẻ tiết kiệm bưu điện mang tên cụ có liên quan đến một vụ huy động vốn trái phép với số dư lên đến 7,2 triệu tệ (hơn 25 tỷ đồng). Hắn yêu cầu cụ bà “hợp tác điều tra từ xa”, nếu không sẽ bị bắt giữ ngay lập tức.
Lúc này, ông cụ đã hoàn toàn mất phương hướng và tin lời kẻ lừa đảo. Cụ làm theo hướng dẫn của chúng, kết bạn QQ với cái gọi là “nhân viên điều tra” và bị yêu cầu đến một nơi vắng vẻ để thực hiện cuộc gọi video. Trong cuộc gọi video, đối tượng xuất hiện trong bộ cảnh phục, càng khiến ông cụ tin tưởng tuyệt đối. Để “chứng minh sự trong sạch” của mình, ông đã chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm 1,6 triệu tệ vào thẻ ngân hàng Bình An, chuẩn bị rút ra và mua vàng gửi cho bọn lừa đảo theo yêu cầu của chúng.
“Đây chắc chắn là lừa đảo!” Sau khi lắng nghe toàn bộ câu chuyện, viên cảnh sát khẳng định. Nhưng ông cụ vẫn còn nghi ngờ nên sau đó anh liên hệ với các cơ quan để xác minh và toàn bộ những gì ông cụ nghe được từ người gọi cho mình đều là lừa đảo.
Đến đây, ông cụ mới bàng hoàng nhận ra mình đã suýt chút nữa rơi vào bẫy của bọn tội phạm và có thể mất sạch toàn bộ số tiền dưỡng già đã dành dụm cả đời.
Cảnh sát thành phố Tế Nam nơi ông cụ sinh sống sau đó cũng đưa ra cảnh báo khẩn cấp đến người dân ngay sau đó, nhấn mạnh về vấn đề lừa đảo nhắm vào người cao tuổi. Người dân cần cảnh giác đối với tội phạm lừa đảo nhắm vào người cao tuổi. Cần cân nhắc kỹ lưỡng việc để người cao tuổi sử dụng các ứng dụng ngân hàng hoặc liên kết tài khoản ngân hàng để tránh bị lừa đảo. Đồng thời, khi người cao tuổi nhận được các cuộc gọi hoặc tin nhắn có dấu hiệu lừa đảo, cần thông báo ngay cho con cháu, người thân để được hỗ trợ và giải quyết. Nếu phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, cần trình báo ngay với cơ quan công an để được điều tra và xử lý.
Theo Baijiahao
Đọc bài gốc tại đây.