Trang chủ Công nghệCNQP Số lượng lớn tên lửa Stinger được mua với mức giá bất thường

Số lượng lớn tên lửa Stinger được mua với mức giá bất thường

bởi Admin
0 Lượt xem

.t1 { text-align: justify; }

Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Hoa Kỳ (DSCA) đã công bố đánh giá về hợp đồng tiềm năng.

Được biết Chính phủ Maroc đã gửi yêu cầu mua 600 tên lửa đánh chặn Stinger theo phiên bản FIM-92K Block I, cũng như các thiết bị liên quan chưa được nêu tên và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật từ nhà sản xuất RTX.

Cùng với chi phí hậu cần, DSCA ước tính tổng chi phí của hợp đồng có thể lên tới khoảng 825 triệu đô la, số liệu trên gây ngạc nhiên khi cao hơn giá thành mua tên lửa từ 2 – 3 lần. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng để ký kết thỏa thuận vẫn phải được chính phủ Maroc chấp thuận.

Theo dữ liệu mới nhất từ ​​ấn phẩm chuyên ngành The War Zone (TWZ) của Mỹ, phiên bản mới nhất của loại đạn đất đối không này có giá khoảng 400.000 USD.

Nhà nghiên cứu mua sắm quốc phòng nổi tiếng Colby Badwar cũng đưa ra những ước tính tương tự, theo đó, xét về số lượng tên lửa được đặt hàng, chi phí chỉ vào khoảng 240 triệu USD.

Để hiểu được chi phí bất thường của các dịch vụ và thiết bị liên quan, có thể xem xét các hợp đồng nước ngoài khác về hệ thống phòng không xách tay của Mỹ.

Điển hình như việc sản xuất 940 tên lửa FIM-92 theo thỏa thuận vào tháng 7 năm ngoái đã khiến khách hàng chung là Ý, Đức và Hà Lan phải trả 700 triệu USD cho Mỹ.

Một yếu tố quan trọng khiến chi phí cho thỏa thuận tiềm năng với Maroc tăng cao có thể là do lần đầu tiên một quốc gia châu Phi sẽ mua tên lửa Stinger và chúng sẽ thay thế các hệ thống lỗi thời của Liên Xô.

Điều này đồng nghĩa cùng với các tên lửa, chính phủ quốc gia Bắc Phi có thể ký hợp đồng mua một số lượng lớn bệ phóng và thiết bị huấn luyện.

Quân đội Hoa Kỳ huấn luyện mô phỏng với hệ thống Virtual Stinger Dome.

Trong khi đó, nhà sản xuất RTX (trước đây là Raytheon) đang nghiên cứu phát triển tên lửa thay thế Stinger theo chương trình NGSRI và đã tiến hành một loạt cuộc trình diễn tính năng.

Công ty báo cáo đã hoàn tất thử nghiệm tất cả 10 hệ thống con quan trọng, mỗi tổ hợp đều rất quan trọng để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về hiệu suất kỹ thuật do Quân đội Hoa Kỳ đặt ra.

Cụ thể:

  • Đầu tự dẫn NGSRI đã chứng minh được phạm vi bắt mục tiêu tối đa vượt xa hiệu suất của Stinger.
  • Động cơ tên lửa NGSRI đã chứng minh được khả năng tăng phạm vi đánh chặn.
  • Hệ thống phóng lệnh đã chứng minh khả năng phát hiện và nhận dạng mục tiêu trên không được tăng cường của người vận hành trong điều kiện tầm nhìn thực tế thấp.
  • Các cuộc thử nghiệm đầu đạn tên lửa tại trường bắn đã chứng minh được độ chính xác và khả năng sát thương trước nhiều mối đe dọa trên không.

Giai đoạn tiếp theo của chương trình bao gồm việc chuyển giao sản phẩm cho quân đội và lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ để thử nghiệm và nhận phản hồi từ người dùng cuối, dự kiến ​​sẽ diễn ra vào cuối năm 2025.

Thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Barak-8.

Theo The War Zone

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan