
Ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp
Tại tọa đàm “Ứng phó thuế đối ứng của Mỹ” ngày 8/4, ông Mai Sơn – Phó Cục trưởng
Cục Thuế
,
Bộ Tài chính
– cho rằng, với tác động này, chia sẻ được phần nào doanh nghiệp hiện nay có thể ảnh hưởng khi ít tiếng nữa về việc áp dụng thuế quan của Mỹ.
Theo ông Sơn, về tác động trực tiếp khi Mỹ công bố áp thuế 46%. Năm 2024, kim ngạch
xuất khẩu sang Mỹ
đạt hơn 119 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm trị giá tổng trị giá là hơn 98 tỷ USD và chiếm hơn 82%. Các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu sang Mỹ trong 10 nhóm hàng, các nhóm hàng chủ lực thu về khoảng 77.200 tỷ đồng, chiếm khoảng 3,8% tổng thu ngân sách.
“Khi có thông tin công bố áp thuế, chúng tôi đã đánh giá tác động từ các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu và nhiều bên liên quan. Chúng tôi nhận định ảnh hưởng rất lớn đến các địa phương”, ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, với kinh doanh thủy hải sản ảnh hưởng lớn đến khu vực Tây Nam Bộ. Sản xuất điện tử ảnh hưởng đến các địa phương Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng. Sản xuất máy móc, thiết bị ảnh hưởng đến các địa phương lớn như Hà Nội, TPHCM, Đồng Nai và Bình Dương.
Nông sản bị ảnh hưởng đến các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc. Dệt may bị ảnh hưởng các địa phương như Nam Định, Hưng Yên, Bình Dương, Đồng Nai.
“Bên cạnh tác động đến các địa phương, chúng tôi đánh giá doanh nghiệp FDI chịu tác động lớn hơn doanh nghiệp trong nước. Có doanh nghiệp đã đưa ra cảng để xuất khẩu mà phải hủy vì chính sách mới”, ông Sơn nói.
Ông Sơn đánh giá, có 3 tác động khác là người lao động, ngân sách Nhà nước, nhập khẩu nguyên vật liệu. Chính sách thuế mới của Mỹ cũng sẽ khiến tỷ giá USD tăng cao. Điều này làm gia tăng chi phí đầu vào, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, khiến các sản phẩm khó cạnh tranh hơn, làm ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước.
“Về đánh giá sự ảnh hưởng gián tiếp, chúng tôi cho rằng căng thẳng thương mại sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến thu ngân sách”, ông Sơn cho hay.
Hành động của cơ quan thuế
Ông Sơn cho rằng, ngay khi ông
Trump
nhậm chức, cơ quan thuế và ngành tài chính đã có sự chủ động ngày từ đầu năm. Theo đó, Bộ Tài chính lường trước được sự tác động của Mỹ có thể tác động đến thị trường xuất khẩu nên có sự
ứng phó
nhanh chóng.
Từ năm 2021 đến năm 2024, ngành tài chính đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn cho gần 3,7 triệu lượt người nộp thuế với 8 loại thuế và 36 loại phí gồm: thuế BVMT, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB, thuế TNCN, tiền thuê đất, LPTB, phí – lệ phí với tổng số tiền khoảng gần 700.000 tỷ đồng.
Theo thống kê, ước thực hiện miễn giảm, gia hạn năm 2025 là khoảng 199,2 nghìn tỷ đồng, gồm hơn 116.000 tỷ đồng gia hạn và ảnh hưởng giảm thu NSNN trong năm 2025 khoảng hơn 83.000 tỷ đồng.
Như vậy, tổng số thuế miễn, giảm, gia hạn giai đoạn 2021-2025 do ngành thuế quản lý ước tính đạt khoảng gần 900.000 tỷ đồng (gần 880.000 tỷ đồng, gồm gần 555.000 tỷ đồng gia hạn và 320.000 tỷ đồng miễn giảm). Hàng loạt các chính sách đang được áp dụng như miễn, giảm thuế, gia hạn thuế…
Ông Sơn cho biết thêm, riêng về
chính sách nhập khẩu
hàng hoá từ Mỹ, Bộ Tài chính đưa ra các giải pháp: Tận dụng tối đa các
FTA
đã có (CPTPP, EVFTA, RCEP,…); thúc đẩy sớm ký kết các FTA đang đàm phán (Việt Nam – EFTA, ASEAN – Canada) và thúc đẩy đàm phán FTA với các đối tác mới (tại Trung Đông, Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi) nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu.
Lãnh đạo ngành thuế cũng nhấn mạnh việc thúc đẩy đàm phán FTA
Việt – Mỹ
để giảm thuế nhập khẩu (MFN) đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ là sản phẩm xuất khẩu của Mỹ có lợi thế như ô tô, ethanol, thịt, hoặc những sản phẩm của Mỹ có thế mạnh như sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, hóa chất, vật tư phục vụ nông nghiệp, thực phẩm chức năng, dược phẩm.
Cũng theo ông Sơn, cần
xây dựng
cơ chế ưu đãi thuế nhập khẩu để khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị công nghệ cao và nguyên liệu từ Mỹ góp phần tăng kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ, từng bước cải thiện cán cân thương mại song phương theo hướng cân bằng và bền vững hơn; tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu.
Liên quan đến quản lý hải quan, Bộ Tài chính cũng tăng cường
chống gian lận xuất xứ
, chuyển tải bất hợp pháp và có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm.
Ông Sơn cũng đưa ra các giải pháp khác như: “Đẩy nhanh phê duyệt dự án đầu tư, tạo thuận lợi về thủ tục hành chính của các tập đoàn lớn của Mỹ ở Việt Nam. Cần siết chặt quy định về cấp xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam; Không khuyến khích thành lập hoặc ưu đãi cho các dự án đầu tư chỉ ở công đoạn gia công lắp ráp đơn giản; Có chính sách khuyến khích cho các dự án đầu tư có sự hợp tác của doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ trong việc sản xuất sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ”.
Đọc bài gốc tại đây.