Trang chủ Đời sống U70 trải qua 3 đời vợ, tôi thấm thía rút ra một điều quan trọng giúp bản thân an nhàn khi về già

U70 trải qua 3 đời vợ, tôi thấm thía rút ra một điều quan trọng giúp bản thân an nhàn khi về già

bởi Admin
0 Lượt xem

Tôi năm nay đã gần 70 tuổi, từng trải qua ba lần kết hôn. Mỗi cuộc hôn nhân là một câu chuyện với những cung bậc cảm xúc khác nhau, nhưng sau cùng, tôi rút ra một bài học quý giá: nếu muốn có một cuộc sống tuổi già an nhàn, hãy lấy một người có lương hưu giống như mình.

Những ngày tháng gồng gánh kinh tế

Tôi kết hôn lần đầu khá sớm, khi vẫn còn đang đi làm. Cuộc sống hôn nhân tưởng chừng sẽ kéo dài mãi, nhưng rồi khi vừa qua tuổi 56 vợ tôi phát hiện mắc bệnh nan y. Ngày ấy, chúng tôi chỉ có một nguồn thu nhập từ tôi, còn vợ làm lao động tự do, không có lương hưu. Khi cô ấy phát bệnh, tôi đã dốc toàn bộ số tiền tiết kiệm của cả hai và vay mượn khắp nơi để chạy chữa cho vợ. Những ngày tháng đó vô cùng áp lực, vừa lo viện phí, vừa phải gánh vác mọi chi tiêu trong nhà. Dù cố gắng hết sức, cuối cùng tôi vẫn không thể giữ được cô ấy.

U70 trải qua 3 đời vợ, tôi rút ra bài học thấm thía. Ảnh minh họa

Sau khi vợ mất, tôi rơi vào cảnh chật vật cả về tinh thần lẫn kinh tế. Số nợ vay mượn để chữa bệnh vẫn còn đó, tôi cùng các con mất thêm hai năm mới trả hết. Một thời gian dài sau đó, tôi sống một mình, cho đến khi nghỉ hưu, tôi mới bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về chuyện tìm một người bạn đồng hành ở tuổi xế chiều.

U70 trải qua 3 đời vợ, tôi rút ra bài học thấm thía

Người bạn đời đầu tiên tôi chọn sau khi vợ mất là bà Lưu, một người phụ nữ ít hơn tôi tám tuổi, không có công việc ổn định và không có lương hưu. Ban đầu, tôi không quá bận tâm đến chuyện tiền bạc, vì tôi nghĩ rằng chỉ cần có người bầu bạn, chăm sóc lẫn nhau là đủ.

Những ngày đầu sống chung, tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Bà ấy chăm sóc tôi tận tình, lo từng bữa ăn, giấc ngủ. Nhưng rồi, vấn đề kinh tế bắt đầu nảy sinh. Vì không có nguồn thu nhập riêng, dần dần bà ấy phụ thuộc toàn bộ vào tôi. Tôi không chỉ lo chi phí sinh hoạt chung mà còn phải chu cấp thêm tiền để bà ấy gửi cho con cháu.

Mâu thuẫn lớn nhất xảy ra vào dịp Tết, khi bà ấy yêu cầu tôi lì xì cháu trai của bà một số tiền khá lớn. Tôi không đồng ý, nhưng rồi vì tránh tranh cãi, tôi vẫn miễn cưỡng đưa tiền. Tuy nhiên, ngay sau đó, bà ấy lại tiếp tục đòi hỏi nhiều hơn. Đến một lúc, tôi nhận ra rằng, tình cảm của bà dành cho tôi dường như cũng gắn liền với tiền bạc. Sau một năm kết hôn và chung sống, chúng tôi lặng lẽ chia tay.

Cuối cùng cũng tìm được sự bình yên

Lần thứ ba, tôi quyết định chọn một người phụ nữ có lương hưu giống mình. Bà ấy họ Trương, cũng từng trải qua nhiều thăng trầm, có sự độc lập tài chính và không phụ thuộc vào ai. Dù không quá giàu có, nhưng bà ấy có thể tự lo cho bản thân, không tạo áp lực lên tôi.

Chúng tôi sống chung rất hòa hợp. Không ai phải lo lắng chuyện ai đang gánh vác ai, cũng không có cảm giác mình đang phải hy sinh quá nhiều cho người kia. Những cuộc trò chuyện của chúng tôi nhẹ nhàng, những bữa cơm tuy đơn giản nhưng tràn ngập sự thấu hiểu. Tôi nhận ra, điều quan trọng nhất ở tuổi già không chỉ là tình cảm, mà còn là sự bình yên và ổn định.

Ảnh minh họa

Trải qua ba cuộc hôn nhân, tôi nhận ra rằng, tình yêu dù đẹp đến đâu nhưng nếu không có sự đảm bảo về tài chính, nó cũng khó bền lâu. Ở tuổi xế chiều, không ai có thể gồng gánh cả hai người mãi được. Khi bệnh tật ập đến, khi sức khỏe không còn như trước, sự độc lập tài chính chính là yếu tố quan trọng nhất giúp một mối quan hệ duy trì lâu dài.

Vậy nên, nếu ai đó hỏi tôi về lời khuyên cho hôn nhân tuổi già, tôi chỉ có thể nói một câu: “Hãy chọn một người có lương hưu, dù ít hay nhiều, hãy độc lập phần nào đó về tài chính. Vì đó chính là một tấm “bảo hiểm” giúp bạn và bạn đời của mình có thể đi cùng nhau đến cuối con đường một cách nhẹ nhàng hơn”.

Bài tâm sự trên trang Net Ease hiện đang thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng Trung Quốc. 

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan