Trang chủ Quốc tếChuyện đó đây Nga nổ phát súng đầu tiên sau thỏa thuận Biển Đen: Moscow chỉ ngừng bắn khi 8 nước cùng Mỹ-EU làm 1 việc?

Nga nổ phát súng đầu tiên sau thỏa thuận Biển Đen: Moscow chỉ ngừng bắn khi 8 nước cùng Mỹ-EU làm 1 việc?

bởi Admin
0 Lượt xem

Nga nổ phát súng đầu tiên sau thỏa thuận ngừng bắn ở Biển Đen

Hãng tin Reuters (Anh) dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/3 cho biết, phòng không Nga đã phá hủy 9 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine trong đêm 25/3, bao gồm 2 chiếc trên Biển Đen.

Thông báo được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi Mỹ đạt được các thỏa thuận riêng rẽ với Ukraine và Nga về việc tạm dừng các cuộc tấn công trên Biển Đen và nhắm vào các mục tiêu năng lượng của nhau, trong đó Washington đồng ý thúc đẩy dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đối với Moscow.

Hiện chưa thể xác định ngay lập tức liệu các UAV này của Ukraine nhắm vào mục tiêu ở Biển Đen hay chỉ đơn thuần bay qua vùng biển này.

Bộ Quốc phòng Nga cũng chỉ báo cáo số lượng UAV bị phá hủy chứ không công bố tổng số UAV Ukraine đã phóng đi.

- Ảnh 1.

Nga đã nổ súng bắn hạ các UAV Ukraine ở Biển Đen không lâu sau tuyên bố về thỏa thuận ngừng bắn. Ảnh: RIA

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky cáo buộc thêm rằng, Nga đã phóng hơn 100 UAV trong đêm để tấn công Ukraine, chỉ vài giờ sau khi đồng ý với những nội dung cơ bản về lệnh ngừng bắn trên Biển Đen.

“Việc phát động các cuộc tấn công quy mô lớn như vậy ngay sau các cuộc đàm phán ngừng bắn là tín hiệu rõ ràng cho cả thế giới thấy Moscow không thực sự theo đuổi hòa bình” – Ông Zelensky viết trên mạng xã hội.

Không quân Ukraine thông báo, Nga đã phóng 117 UAV qua lãnh thổ nước này trong đêm, trong đó 56 chiếc bị bắn hạ và 48 chiếc mất tín hiệu radar mà không gây thiệt hại.

Tuy nhiên, Reuters lưu ý, vẫn còn nhiều câu hỏi về việc khi nào và bằng cách nào các thỏa thuận Biển Đen sẽ có hiệu lực.

Nga-Ukraine bất đồng ngay sau thỏa thuận

Theo Sky News, chỉ vài giờ sau khi thỏa thuận ngừng bắn được công bố, Nga và Ukraine đã bất đồng về thời điểm và điều kiện thực hiện.

Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố, theo ông hiểu thì lệnh ngừng bắn có hiệu lực ngay lập tức sau thông báo của Mỹ. Tuy nhiên, Moscow khẳng định thỏa thuận chỉ bắt đầu khi phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với các công ty liên quan đến xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga.

Về phía Mỹ, nước này tuyên bố “đồng ý hỗ trợ khôi phục khả năng tiếp cận thị trường thế giới đối với các mặt hàng xuất khẩu nông sản và phân bón của Nga, giảm chi phí bảo hiểm hàng hải, và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận cảng biển cùng hệ thống thanh toán cho các giao dịch này”.

Tổng thống Donald Trump sau đó nói rằng, chính quyền của ông đang “xem xét” yêu cầu dỡ bỏ trừng phạt của Nga.

- Ảnh 3.

Nga và Ukraine bất đồng ngay sau tuyên bố về thỏa thuận ngừng bắn. Ảnh: Independent

Các lệnh trừng phạt mà Nga muốn được dỡ bỏ bao gồm:

  • Ngân hàng Rosselkhozbank và các tổ chức tài chính khác liên quan đến thương mại lương thực, phân bón.
  • Khôi phục kết nối với hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
  • Các giao dịch tài trợ thương mại.
  • Các công ty sản xuất và xuất khẩu lương thực, phân bón.
  • Các công ty bảo hiểm xử lý lương thực và phân bón.
  • Tàu mang cờ Nga tham gia vào hoạt động thương mại này.
  • Nguồn cung máy móc nông nghiệp cho Nga.

Chuyên gia: 8 nước phải cùng Mỹ và EU làm một việc

Theo tổ chức tư vấn chính sách “Hội đồng Đại Tây Dương” (Atlantic Council), có một sự khác biệt quan trọng trong hai tuyên bố riêng rẽ của Nga và Mỹ sau cuộc đàm phán tại Saudi Arabia ngày 24/3.

Tuyên bố của Nga nêu rõ ràng rằng, lệnh ngừng bắn triển Biển Đen chỉ có hiệu lực nếu các điều kiện của họ được đáp ứng.

Một trong số các điều kiện “phức tạp” của Moscow là tái kết nối một số tổ chức tài chính của Nga với hệ thống SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu).

Theo Atlantic Council, việc gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với các tổ chức tài chính Nga và tái kết nối các ngân hàng Nga với SWIFT không hề đơn giản, đòi hỏi sự đồng thuận từ các đối tác nước ngoài.

Liên minh châu Âu (EU), Anh, Nhật Bản, Canada, Thụy Sĩ, Australia và 3 thành viên còn lại trong nhóm G7 vẫn đang duy trì các biện pháp trừng phạt đối với ngân hàng Nga, bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp Nga (Rosselkhozbank) – một trong những ngân hàng mà Nga yêu cầu phải được gỡ bỏ trừng phạt như một phần thỏa thuận.

- Ảnh 4.

Theo Atlantic Council, để đáp ứng điều kiện của Nga, nhiều nước phải đồng thuận. Nguồn: Politico

Nói cách khác, để đáp ứng điều kiện của Nga, cần sự đồng thuận của 3 nhóm chính:

– Mỹ (chủ trì đàm phán, nhưng không thể hành động đơn phương).

– 8 nước then chốt ngoài Mỹ:

+ Các thành viên còn lại trong G7 (ngoài Mỹ): Anh, Canada, Nhật, Đức, Pháp, Ý.

+ 2 nước quan trọng khác: Thụy Sĩ (trung tâm tài chính), Australia.

– EU (27 nước, nhưng ra quyết định tập thể).

Tại sao phải cần cả 3 nhóm này?

SWIFT do EU kiểm soát (trụ sở tại Bỉ) → Cần EU đồng ý.

Hệ thống ngân hàng Anh/Thụy Sĩ chi phối giao dịch toàn cầu → Cần London/Bern ủng hộ.

Các lệnh trừng phạt của G7 (Nhật, Canada…) phải được gỡ bỏ đồng loạt.

Nếu Mỹ đơn phương dỡ bỏ trừng phạt đối với các tổ chức tài chính Nga, điều này sẽ tạo ra những thách thức lớn về tuân thủ pháp lý đối với hệ thống tài chính toàn cầu và các ngân hàng Mỹ hoạt động trên khắp thế giới.

Hơn nữa, SWIFT đã ngắt kết nối một số ngân hàng Nga do các lệnh trừng phạt của EU. SWIFT có trụ sở tại Bỉ, thuộc thẩm quyền của EU, và buộc phải tuân thủ luật pháp cùng các biện pháp trừng phạt của khối này.

Theo Atlantic Council, nếu các điều khoản thỏa thuận phụ thuộc vào việc dỡ bỏ trừng phạt, Mỹ cần phối hợp chặt chẽ với các đối tác trong liên minh G7 để tìm kiếm sự đồng thuận về cách thức triển khai tiếp theo.

Việc thiếu nhất quán giữa hai phiên bản thỏa thuận cho thấy những thách thức phức tạp trong quá trình đàm phán, đồng thời làm dấy lên câu hỏi về tính khả thi của thỏa thuận nếu không có sự đồng thuận rộng rãi từ các bên liên quan.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan