Trang chủ Đời sống Đang bận mà sếp lại giao thêm việc, người EQ cao không đáp ‘‘để em làm’’ mà xử trí cực khéo bằng câu nói này

Đang bận mà sếp lại giao thêm việc, người EQ cao không đáp ‘‘để em làm’’ mà xử trí cực khéo bằng câu nói này

bởi Admin
0 Lượt xem

Một người có chỉ số EQ cao là người có thể ứng xử khéo léo và khôn ngoan trong mọi tình huống. Không chỉ ngoài cuộc sống mà tại nơi làm việc, người EQ cao luôn biết cách xử trí hợp tình, hợp lý. Và đặc biệt là không gây mất lòng bất kỳ ai. Điều này sẽ giúp họ có định sự tín nhiệm của cấp trên, từ đó mở ra nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc cũng như tạo lập các mối quan hệ chất lượng hơn. 

Tại nơi công sở, một trong những tình huống dễ gặp nhất chính là khi cấp trên bất ngờ giao việc. Trong trường hợp nhân viên rảnh rỗi, việc tiếp nhận công việc không quá khó khăn. Tuy nhiên, nếu một nhân viên đang tất bật với đống công việc chưa xong, thì nên phản hồi lại yêu cầu của cấp trên như thế nào mới là bài toán tương đối nan giải cần tìm ra đáp số.  

Trên thực tế, chúng ta cần hiểu rằng việc cấp trên giao việc nghĩa là họ tin tưởng nhân viên và hy vọng một kết quả tốt. Chưa hết, qua đó, họ còn có thể nhìn nhận và đánh giá khách quan hơn về năng lực của cấp dưới. Vì vậy trước hết, khi được sếp giao việc, bạn không nên thể hiện thái độ quá bất mãn hay khó chịu. Thay vào đó, bạn cần khéo léo đối đáp để có thể làm hài lòng đối phương cho dù bản thân có bận hay không bận. 

Nhiều người gặp phải câu hỏi này nhưng không biết trả lời sao cho hợp lý. Ảnh minh họa.

Trong trường hợp bạn đang có quá nhiều việc cần xử lý, hãy giải thích tình hình với cấp trên một cách chân thành và có kế hoạch.

Trước tiên, hãy bày tỏ sự vui vẻ của bạn đối với sự tin tưởng của sếp, sau đó mới trình bày vấn đề của bản thân: “Cảm ơn sếp rất nhiều vì đã tin tưởng và giao cho tôi những nhiệm vụ mới. Nhưng khối lượng công việc tôi đang đảm nhiệm thực sự rất lớn, ví dụ như xử lý sổ sách, thiết kế ấn phẩm,… Và tất cả đều có thời hạn gấp. Hiện tôi đang cố gắng hết sức để đảm bảo hoàn thành đúng hạn vì vậy chưa thể tiếp nhận thêm công việc mới”.

Sau đó, đề xuất giải pháp: “Để đảm bảo tiến độ và hiệu suất, tôi muốn đề xuất thêm người hỗ trợ hoặc bàn giao công việc cho một nhân sự khác. Đối với những việc ít khẩn cấp hơn, tôi xin phép được thực hiện sau và ưu tiên những việc khẩn cấp trước.’’

Trên thực tế, cách phản hồi này không chỉ cho lãnh đạo biết bạn đang bận rộn với công việc như thế nào, mà còn phản ánh thái độ chủ động giải quyết vấn đề thay vì trốn tránh trách nhiệm. 

Việc giao tiếp hiệu quả có thể mang đến nhiều lợi ích cho công việc của bạn. Ảnh minh họa.

Trong trường hợp bạn vẫn có khả năng tiếp nhận công việc mới, đừng chỉ nói ‘‘để tôi làm’’, mà hãy cố gắng thể hiện thái độ chủ động và có trách nhiệm. 

Bạn có thể nói rằng: “Cảm ơn anh rất nhiều vì đã tin tưởng và sẵn lòng giao cho tôi công việc mới. Tôi sẽ hoàn thành các nhiệm vụ mới với tiêu chuẩn cao nhất và tốc độ nhanh nhất. Trong quá trình triển khai, tôi sẽ báo cáo tiến độ với anh thường xuyên và xin lời khuyên kịp thời nếu gặp bất kỳ vấn đề nào”. 

Với câu trả lời này, bạn không chỉ giúp lãnh đạo cảm nhận được sự nhiệt tình và tích cực đối với công việc, mà còn thể hiện thái độ nghiêm túc trong việc hoàn thành nhiệm vụ được bàn giao. Điều này sẽ giúp nâng cao sự công nhận của lãnh đạo đối với bạn và đặt nền tảng tốt cho sự phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Theo Sohu

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan