Trang chủ Quốc tếChuyện đó đây Việt Nam chốt thỏa thuận, kế hoạch “quốc gia đại sự” có thể đón cường quốc nắm kỷ lục số 6 thế giới

Việt Nam chốt thỏa thuận, kế hoạch “quốc gia đại sự” có thể đón cường quốc nắm kỷ lục số 6 thế giới

bởi Admin
0 Lượt xem

Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với Hàn Quốc

Theo thông tin từ Văn phòng Bộ Công Thương, trong chuyến công tác tại Hàn Quốc vào ngày 25/2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng Hàn Quốc Ahn Duk-geun, cùng đại diện một số doanh nghiệp lớn của nước này.

Cuộc gặp nhằm thảo luận và thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại và năng lượng, bao gồm cả điện hạt nhân.

Trong khuôn khổ sự kiện, hai bên đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về ba lĩnh vực nêu trên.

Việt Nam đang xác định mục tiêu tới năm 2030 có nhà máy điện hạt nhân (Ảnh minh họa. Nguồn: Bing)

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Việt Nam đang tập trung phát triển năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng mới như điện hạt nhân để đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế – xã hội, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.

Trước đó, tại phiên họp thứ hai của Ban chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân hôm 4/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, phát triển điện hạt nhân, xây dựng nhà máy điện hạt nhân – công trình trọng điểm quốc gia là vấn đề lớn, đại sự quốc gia, là vấn đề khó, nhạy cảm, nên cần có sự tập trung, đầu tư công sức, trí tuệ tương xứng, phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Trong kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng thì phải có các ngành, lĩnh vực khoa học công nghệ đột phá, trong đó có lĩnh vực công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình, gồm điện hạt nhân, y học hạt nhân…

Hiện tại, Việt Nam đang xác định mục tiêu tới năm 2030 có nhà máy điện hạt nhân.

Về phía Hàn Quốc thì đây là một đối tác lớn của Việt Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 1/2025, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam với 10.128 dự án, tổng vốn đăng ký đạt hơn 92,117 tỷ USD, chiếm 24,11% số dự án và 18,226% tổng vốn FDI.

Các khoản đầu tư của Hàn Quốc tập trung vào những lĩnh vực then chốt như công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ cao, điện tử, ô tô, xây dựng và bất động sản. Hiện có khoảng 10.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Thương mại, Năng lượng Hàn Quốc Ahn Deuk-geun ký thỏa thuận hợp tác. Ảnh: Bộ Công Thương

Lời đề nghị từ các doanh nghiệp Hàn Quốc

Theo Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã ngỏ lời đầu tư vào lĩnh vực điện hạt nhân của Việt Nam.

Cũng trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hàn Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc gặp với ông Lee Kye-In, người đứng đầu tập đoàn Posco International.

Tại đây một số vấn đề quan trọng với Bộ trưởng, trong đó có việc hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng và kỹ thuật, cung cấp vật liệu cho các dự án điện hạt nhân, triển khai dự án LNG Quỳnh Lập ở Nghệ An và đầu tư vào lĩnh vực khai thác, chế biến đất , Posco – với số vốn đầu tư tích lũy lên đến 1,2 tỷ USD tại Việt Nam – đã bày tỏ ý định mở rộng hoạt động đầu tư và đề nghịhiếm.

Ông Lee nhấn mạnh khả năng của Posco trong việc xây dựng và vận hành các nhà máy điện hạt nhân và sẵn lòng chia sẻ công nghệ với Việt Nam.

Phản hồi lại, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định khả năng thành công của Posco khi tham gia vào thị trường năng lượng và điện hạt nhân ở Việt Nam.

Trước đó, các nhà đầu tư khác tại Hàn Quốc cũng bày tỏ sự quan tâm đối với lĩnh vực này sau khi Việt Nam thông báo tái khởi động chương trình nhà máy điện hạt nhân. Có thể kể đến các tập đoàn lớn như KEPCO, KEPCO E&C, KEPCO Nuclear Fuel, Doosan Enerbility.

Các doanh nghiệp này đều khẳng định sẵn sàng hợp tác và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng.

Lợi thế của Hàn Quốc trong lĩnh vực điện hạt nhân

Hàn Quốc nổi tiếng là một trong những quốc gia có thế mạnh vượt trội trong lĩnh vực này, nhờ sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, năng lực nghiên cứu mạnh mẽ và chiến lược phát triển bền vững. Nước này đã khởi động chương trình điện hạt nhân từ những năm 1960 và bắt đầu sản xuất điện thương mại quy mô lớn từ năm 1978.

Hiện tại, Hàn Quốc đang giữ kỷ lục thứ 6 thế giới về số lượng nhà máy điện hạt nhân đang vận hành. Với 25 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, Hàn Quốc đáp ứng khoảng 30% nhu cầu điện năng của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Công nghệ lõi của Hàn Quốc tập trung vào các lò phản ứng nước áp lực (PWR) và thế hệ lò phản ứng tiên tiến APR-1400, được thiết kế để đạt hiệu suất cao, độ an toàn tối ưu và giảm thiểu tác động môi trường.

Hàn Quốc có thế mạnh lớn về điện hạt nhân. Ảnh: world-nuclear-news.org

APR-1400 hiện là một trong những công nghệ tiên tiến nhất của Hàn Quốc, thể hiện sự ưu việt trên nhiều phương diện. Với công suất 1.400 MW, APR-1400 được thiết kế để đạt hiệu suất cao, tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu chi phí vận hành.

Công nghệ này tích hợp các hệ thống an toàn tối tân, như hệ thống làm mát thụ động và hệ thống ngăn chặn rò rỉ phóng xạ, đảm bảo độ an toàn vượt trội ngay cả trong các tình huống khẩn cấp. APR-1400 cũng được thiết kế để có tuổi thọ lên đến 60 năm, gấp đôi so với các thế hệ lò phản ứng cũ, giúp tối ưu hóa hiệu quả đầu tư.

Ngoài ra, lò phản ứng này có khả năng thích ứng cao với các tiêu chuẩn quốc tế, giúp Hàn Quốc xuất khẩu công nghệ thành công sang nhiều quốc gia, điển hình là dự án nhà máy điện hạt nhân Barakah tại UAE.

Hàn Quốc cũng đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển thông qua các viện nghiên cứu hàng đầu như Viện Năng lượng Nguyên tử Hàn Quốc (KAERI), tập trung vào các công nghệ mới như lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) và tái chế nhiên liệu hạt nhân.

Bên cạnh đó, quốc gia này tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn quốc tế và đang phát triển các giải pháp xử lý chất thải phóng xạ dài hạn. Nhờ những thế mạnh này, Hàn Quốc không chỉ tự chủ về năng lượng mà còn khẳng định vị thế là một trong những nhà lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực điện hạt nhân, với tiềm năng mở rộng hợp tác quốc tế và đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành năng lượng thế giới.

Đọc bài gốc tại đây.

Bài viết liên quan